Hải quân Mỹ tung lực lượng tàu ngầm cảnh báo Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương

Lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ bất ngờ ra tuyên bố, tất cả các tàu ngầm của lực lượng này đang triển khai sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tiến hành diễn tập mô phỏng "các tình huống không dự đoán" trên biển.

Những hoạt động diễn tập sẵn sàng chiến đấu được công bố có mục đích ban đầu là xóa bỏ quan niệm chúng rằng, lực lượng Hải quân Mỹ đang gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19.

Lực lượng tàu ngầm Mỹ cho biết, tổ chức tiến hành các nhiệm vụ sẵn sáng ứng phó với những “tình huống không dự đoán” trước nhằm duy trì chủ trương "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng" cho hàng hải quốc tế của Lầu Năm Góc, định hướng chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ít nhất 7 tàu ngầm, và có thể nhiều hơn, trong đó có 4 tàu ngầm tấn công có căn cứ thường trú tại đảo Guam, tàu USS Alexandria thường trú tại San Diego và nhiều tàu có căn cứ tại Hawaii – đồng tham gia cuộc diễn tập mô phòng này.

Hành động này cũng cho thấy, những quyết định của Lầu Năm Góc là linh hoạt và không thể dự đoán trước trong cuộc cạnh tranh "quyền lực lớn" trên biển với Trung Quốc và Nga.

"Cuộc diễn tập mô phỏng của chúng tôi là một minh chứng cho thấy lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế" - Chuẩn Đô đốc Blake Converse, Chỉ huy Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương, có sở chỉ huy thường xuyên tại Pearl Harbor, tuyên bố.

Các tàu ngầm tấn công, duy trì trạng thái lặn ngầm, thực hiện nhiệm vụ giám sát bí mật các chiến hạm đối phương, diễn tập mô phòng đánh chìm tàu địch bằng ngư lôi, phóng tên lửa hành trình Tomahawk và lẩn trốn sự truy đuổi của kẻ thù.

Hải quân Mỹ hiện nay duy trì lực lượng chiến hạm lớn trên vùng nước Tây Thái Bình Dương, như một sự thể hiện sức mạnh vượt trội, một minh chứng cho thấy COVID-19 không thể làm suy giảm sức mạnh chiến đấu.

Từ lâu, cả Mỹ và Trung Quốc đều thực hiện các hành động quân sự với mục đích thách thức và răn đe trên Biển Đông, cả hai đều vượt qua những ứng phó với đại dịch và nỗ lực duy trì vị thế của mình trên vùng nước nóng này.

Gần đây, Washington tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên các đảo nhân tạo và gây sức ép với các quốc gia khác trong khu vực, lợi dụng tình huống cả thế giới tập trung vào ngăn chặn đại dịch.

Trang tình báo địa chính trị Stratfor tuyên bố, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì "những hoạt động mạnh mẽ trên Biển Đông" trong bối cảnh gia tăng căng thẳng về những cáo buộc nguyên nhân, nguồn gốc của COVID-19, sự leo thang căng thẳng vẫn tiếp diễn trong điều kiện dịch bệnh làn truyền và mở rộng.

Tăng cường thêm áp lực lên Bắc Kinh, Hải quân Mỹ công bố một bức ảnh của tàu ngầm Alexandria thuộc lớp Los Angeles, cơ động qua cảng Apra thuộc đảo Guam ngày 05.05.2020 như một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc về quyết tâm và sự sẵn sàng của Mỹ trên vùng nước tranh chấp này.

Cùng với việc ngăn chặn đại dịch COVID-19, "chúng tôi vẫn tập trung vào các nhiệm vụ an ninh quốc gia trên toàn thế giới", Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố.

"Nhiều quốc gia đang hướng nội để tìm giải pháp phục hồi sau đại dịch, nhưng các đối thủ chiến lược của chúng ta đang cố gắng khai thác cuộc khủng hoảng này để mang lại lợi ích cho họ bằng tổn thất của những quốc gia khác nhỏ hơn", Esper nói.

Ông cáo buộc Trung Quốc tăng cường "chiến dịch bóp méo thông tin", đổ lỗi cho virus và đánh bóng hình ảnh của chính mình, đồng thời lợi dụng đại dịch để tiến hành các hoạt động gây căng thẳng trên biển.

Bộ trưởng Esper cho biết, trước những hành động của Trung Quốc, hai chiến hạm Mỹ đã tiến hành sứ mệnh “tự do hàng hải” trên Biển Đông vào tuần trước nhằm "gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng Mỹ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và quyền vận chuyển thương mại cho tất cả các quốc gia."

Tàu tuần dương tên lửa USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Barry đã tiến hành sứ mệnh "FONOP" tại vùng nước những quần đảo đang tranh chấp. Khu trục hạm USS Barry cũng cơ động hai lần qua eo biển Đài Loan.

South China Morning Post dẫn tuyên bố của một chỉ huy quân sự cao cấp Trung Quốc "Những hành động khiêu khích này từ phía Mỹ ... vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích, an ninh của Trung Quốc, cố tình gia tăng rủi ro an ninh khu vực và có thể bùng phát một sự cố bất ngờ". Trung Quốc đã có những hành vị quyết liệt và cứng rắn

Khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phải neo đậu ngoài ở đảo Guam kể từ cuối tháng 3 sau khi bùng phát dịch Covid-19 mới trong số 4.800 thủy thủ.

Trước tình huống này, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tại Trân Châu Cảng nhanh chóng triển khai các phượng tiện tác chiến khác trong khu vực, tàu tuần duyên LCS USS Gabrielle Giffords, khu trục hạm USS Rafael Peralta cơ động trên Biển Đông và tàu khu trục USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan ngày 20/05/2020.

Hải quân Mỹ triển khai 7 tàu ngầm trên Biển Đông

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…