Động thái này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP. Được biết, Hàn Quốc là một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn trong khu vực và thế giới nhưng lại ít tham gia các hiệp ước thương mại tự do thế giới.
Bộ trưởng Tài chính nước này cũng cho biết, nội các Hàn Quốc đã không còn băn khoăn về những vấn đề khi gia nhập hiệp định này khi kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đã có những thay đổi tích cực.
Trước đó, Kwon Chil-seung, Bộ trưởng phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, nói với Financial Times rằng những lo ngại trong chính phủ về việc tham gia CPTPP đã được giải quyết, mở đường cho việc nước này áp dụng. “Bộ DNNVV và Bộ Nông nghiệp đã tương đối thận trọng, nhưng quyết định đã được đưa ra trong nội bộ cuộc họp chính phủ về việc tham gia CPTPP", ông Kwon Chil-seung cho biết.
Bộ trưởng thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo khẳng định, "đã đến lúc" Hàn Quốc tham gia CPTPP. "Hàn Quốc có rất nhiều lợi thế để cung cấp cho các quốc gia thành viên trong CPTPP với vai trò là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm bán dẫn và pin", ông Yeo khẳng định.
Ông Yeo cũng khẳng định, quốc gia này đã có những thành công nhất định trong việc chống lại đại dịch coronavirus đã nêu bật vị thế của Hàn Quốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
TPP đã được thay đổi thành CPTPP vào năm 2017 sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định. Hàn Quốc đã do dự về việc tham gia như là cách tránh làm tổn hại quan hệ với chính quyền Bắc Kinh.
Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản cũng là một trong mối quan hệ thương mại được Hàn Quốc "đặc biệt quan tâm". Việc gia nhập CPTPP cho thấy Hàn Quốc không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu nên gia nhập CPTPP là một trong những điều cần thiết để "chuyển hướng thương mại".
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, Hàn Quốc sẽ thu được 86 tỷ USD mỗi năm với tư cách thành viên của CPTPP.