Hàng loạt mã cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định hạn chế giao dịch với hàng loạt mã cổ phiếu. Theo đó, kể từ ngày 31/5, các mã này chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Hàng loạt mã cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn HNX

Cụ thể những lý do mà HNX đưa ra, cổ phiếu KLF của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS do tổ chức chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo định.

Cũng cùng lý do bị hạn chế giao dịch với KLF là các mã cổ phiếu DZM của Công ty Cổ phần Cơ điện Dzĩ An, cổ phiếu MIM của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí, cổ phiếu VE2 của Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO2.

Đối với cổ phiếu MHL của Công ty Minh Hữu Liên, HNX đưa ra lý do tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán đưa chứng khoán vào diện kiểm soát, cụ thể công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính quý 2/2022.

Theo HNX, kể từ ngày các chính thức bị hạn chế giao dịch, trong thời hạn 15 ngày các công ty phải công bố thông tin kèm theo lộ trình và các biện pháp khắc phục.

Trong nửa cuối tháng 5, HNX đã liên tục ban hành các quyết định xử phạt, đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát, hạn chế giao dịch, trong đó đa phần nguyên nhân đến từ việc chậm nộp báo cáo tài chính.

Thực tế, câu chuyện nộp báo cáo tài chính không đúng thời hạn, xin gia hạn thời gian không phải hiếm có trên thị trường chứng khoán, thậm chí được coi như "thói quen" khó bỏ của các doanh nghiệp trước mỗi mùa báo cáo hàng năm. Rất nhiều lý do đã được đưa ra cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng đều nhằm chung một mục đích.

Thông thường, ngay sau khi khắc phục vi phạm và thực hiện các hình thức vi phạm, cổ phiếu của các doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch sẽ được "cởi trói". Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, chậm nộp báo cáo tài chính sẽ khiến các nhà đầu tư mù mờ thông tin, khó ra quyết định, hoặc quyết định thiếu chính xác trong hoạt động đầu tư, mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp.

Thậm chí, điều này có thể tạo điều kiện cho những giao dịch nội gián, dựa trên thông tin quan trọng, không được công khai về công ty. Thực trạng này nguy hiểm bởi sẽ dẫn đến những hoạt động đầu tư thiếu bền vững, chủ yếu mang tính lướt sóng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...