Hệ thống phòng thủ tốn kém của Ả Rập không “có cửa” đọ lại tên lửa hành trình, UAV

Hệ thống quân sự tiên tiến trị giá hảng tỷ USD của Ả Rập Xê Út đã phải “chịu thua” trước máy bay không người lái và tên lửa hành trình giá rẻ trong cuộc tấn công vừa qua gây tê liệt ngành công nghiệp
Hệ thống phòng thủ tốn kém của Ả Rập không “có cửa” đọ lại tên lửa hành trình, UAV

Cuộc tấn công vào thứ Bảy (14/9) vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới 1/2 sản lượng cho thấy quốc gia vùng Vịnh này đã chưa có được sự chuẩn bị cần thiết trước các mối nguy hại liên tiếp nhằm vào khối tài sản quan trọng nhất khu vực - dầu mỏ.

Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ đều cho rằng Iran có lẽ đã đứng sau kế hoạch. Phía Tehran đã bác bỏ những cáo buộc và khẳng định lực lượng Yemen đã thực hiện cuộc tấn công; phong trào Houthi của Yemen (có liên kết với Iran) cũng đã đứng lên nhận trách nhiệm. 

Lực lượng Iran hiện vẫn duy trì khả năng tên lửa đạn đạo và hành trình lớn nhất tại Trung Đông, hoàn toàn có thể áp đảo bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Ả Rập, theo thông tin từ CSIS.

Những cuộc tấn công mạnh bạo nhằm vào sân bay dân sự, trạm bơm dầu và mỏ dầu Shayban trong thời gian gần đây đã cho thấy Ả Rập Xê Út đang phải gánh chịu quá nhiều. Một nguồn tin an ninh tại Ả Rập Xê Út cho biết: “Trên thực tế, các cơ sở không thực sự có được sự bảo vệ đảm bảo”.

Vụ tấn công ngày 14/9 vừa qua vào hai nhà máy thuộc công ty dầu mỏ Saudi Aramco được coi là tồi tệ nhất đối với các cơ sở dầu mỏ trong khu vực kể từ khi Saddam Hussei cho phá huỷ các giếng dầu của Kuwait tại thời điểm cuộc khủng hoảng vùng Vịnh 1990-1991.

Công ty đưa ra thông báo vào hôm qua (17/9) rằng sản xuất sẽ sớm được trở lại bình thường, nhưng cuộc tấn công là một cú “gây sốc” cho thị trường dầu mỏ.

Riyadh cho biết, kết quả sơ bộ cho thấy vũ khí được sử dụng là của Iran nhưng địa điểm phóng ban đầu hiện vẫn chưa được xác định.

Các nhà chức trách đã cho rằng máy bay không người lái là vũ khí căn nguyên của cuộc tấn công, nhưng sau đó ba quan chức Hoa Kỳ tiết lộ về sự kết hợp giữa tên lửa hành trình và máy bay UAV cho thấy mức độ phức tạp và tinh vi cao hơn so với kết luận ban đầu. 

"Cuộc tấn công ngày 14/9 như một ‘cú đánh thức tỉnh’ cho Ả Rập,” một nhà phân tích an ninh Ả Rập Xê Út chia sẻ. “Các hệ thống phòng không và vũ khí từ Hoa Kỳ mà chúng ta đã chi trả hàng tỷ USD để bảo vệ vương quốc và các cơ sở dầu mỏ đang ở đâu? Những kẻ tấn công rất có thể sẽ tiếp tục phá huỷ các nhà máy khử muối và nhiều mục tiêu khác.”

Hệ thống phòng không chính của Ả Rập Xê Út được bố trí chủ yếu để bảo vệ các thành phố lớn là hệ thống Patriot tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất. Hệ thống này đã chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm cao được bắn ra bởi lực lượng Houthi vào các thành phố của Ả Rập Xê Út, bao gồm cả thủ đô Riyadh; kể từ khi một liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu đã can thiệp vào các vấn đề của Yemen vào tháng 3/2015. Tuy nhiên, những chiếc máy bay UAV và tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp hơn, do đó rất khó để hệ thống Patriot có thể phát hiện trong một thời gian ngắn để đánh chặn. “Máy bay không người lái UAV hiện đang là một thách thức lớn với Ả Rập Xê Út bởi chúng thường bay dưới radar và với đường biên giới dài với Yemen và Iran, Ả Rập Xê Út rất dễ bị tổn thương,”một quan chức cấp cao tại vùng Vịnh bình luận.

Nguồn tin an ninh Ả Rập Xê Út và hai nguồn tin trong ngành cho biết Riyadh đã nhận thức được mối đe doạ từ máy bay không người lái trong nhiều năm nay và đã thảo luận với các chuyên gia tư vấn, nhà cung cấp để có được giải pháp khả thi nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa có lắp đặt gì mới cho hệ thống phòng thủ quốc gia.

Jorg Lamprecht, CEO và nhà đồng sáng lập công ty bảo mật không phận Hoa Kỳ Dedrone cho biết, có nhiều cách hiệu qủa hơn để đối phó với máy bay không người lái. Một sự kết hợp với máy dò tần số vô tuyến và radar có thể phát hiện được các vật thể bay; máy ảnh công suất cao xác minh tải trọng và hệ thống công nghệ gây nhiễu mới sẽ khiến máy bay UAV mất hiệu lực.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...