Hết Chiến tranh thương mại đến Covid-19: Các DN Hoa Kỳ đã sẵn sàng “chia tay” Trung Quốc?

Các công ty Hoa Kỳ bắt đầu rời khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại. Và họ còn rời đi nhanh hơn nữa vì đại dịch Covid-19.
Hết Chiến tranh thương mại đến Covid-19: Các DN Hoa Kỳ đã sẵn sàng “chia tay” Trung Quốc?

Công ty tư vấn sản xuất toàn cầu Kearny đã công bố Chỉ số Reshoring hàng năm lần thứ bảy vào tháng Tư vừa qua, cho thấy điều mà họ gọi là “sự đảo ngược kịch tính” trong xu hướng 5 năm, khi sản xuất nội địa Hoa Kỳ năm 2019 chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể so với 14 nhà xuất khẩu châu Á được theo dõi trong nghiên cứu. Trong đó, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Kể từ năm ngoái, các công ty Hoa Kỳ đã có những cân nhắc về chuỗi cung ứng của họ, hoặc là từ chối hoàn toàn nguồn cung từ Trung Quốc, hoặc thuyết phục các đối tác Trung Quốc di dời đến Đông Nam Á để tránh thuế quan. 

“Ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất của Mỹ bắt đầu tìm nguồn cung ứng và nhà máy sản xuất ở Trung Quốc vì một lý do: chi phí thấp. Nhưng cuộc chiến thương mại đã mang đến một khía cạnh thứ hai vào ‘phương trình’ - rủi ro thuế quan và mối lo ngại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị gián đoạn - khiến các công ty phải ưu tiên sự đầy đủ hàng hoá thay vì chi phí thấp. Sau đó, đại dịch Covid-19 lại vẽ lên một khía cạnh khác thúc đẩy các công ty đẩy mạnh tìm kiếm phương pháp phục hồi và tập thích nghi với những ‘cú sốc’ không lường trước được,” trích dẫn ý kiến của Patrick Van den Bossche, đối tác của Kearny và đồng tác giả của báo cáo. 

Và những người được hưởng lợi chính là những quốc gia Đông Nam Á, dẫn đầu trong đó là Việt Nam. 

Không chỉ khu vực Đông Nam Á, mà Mexico cũng trở thành một địa điểm mới được các nhà sản xuất Hoa Kỳ ưa thích, nhờ vào Thoả thuận Hoa Kỳ-Canada-Mexico được thông qua và ký kết cuối 2019.

Năm 2020, khi cuộc chiến thương mại dường như bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, thì đáng buồn thay, nó lại nhường chỗ cho một đại dịch toàn cầu có nguồn gốc từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) gây lây nhiễm cho hơn 4,3 triệu người (tính đến ngày 13/5). Đại dịch đã thực sự “đóng cửa” nền kinh tế Trung Quốc và phương Tây, đồng thời được coi là một “cơn ác mộng PR” đối với Trung Quốc. Không chỉ vậy, thời gian giãn cách xã hội kéo dài ngay từ đầu năm 2020 tại quốc gia tỷ dân khiến các công ty Hoa Kỳ đã không thể có được nguồn cung kịp thời, gây ra sự đình trệ nghiêm trọng trong công việc kinh doanh tại Hoa Kỳ. 

Và khi Trung Quốc dần phục hồi trở lại, thì Hoa Kỳ lại “hứng chịu” sự tấn công của virus một cách vô cùng khốc liệt với hàng triệu người nhiễm bệnh và trăm nghìn người tử vong. 

Vẫn khó để có thể xác định và thống kế được toàn bộ mức độ ảnh hưởng đến người dân, xã hội và kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây ra nhưng dù cho kết luận cuối cùng có như thế nào, thì việc trở lại hiện trạng trước chiến tranh thương mại và đại dịch đối với mối quan hệ Mỹ - Trung là không thể. 

Kearny dự đoán, các công ty Hoa Kỳ và quốc tế sẽ buộc phải tiến xa hơn trong việc cân nhắc lại chiến lược tìm kiếm nguồn cung và toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Cụ thể, theo báo cáo của Kearny, các tác gỉa hy vọng các công ty sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc và linh hoạt hơn trong việc đa dạng hoá nguồn cung ứng sản xuất. 

Mối đe doạ về “cơn thịnh nộ” chính trị đối với Trung Quốc, chưa kể đến những bằng chứng lịch sử cho thấy khả năng xuất hiện đại dịch ở quốc gia tỷ dân (SARS - năm 2002-2003, Covid-19 - năm 2019-2020), đã khiến các công ty dường như để tâm hơn đến việc phân tán hệ thống cung ứng của họ. Và điều này có nghĩa là những chuỗi ngày Trung Quốc - với vị trí của một “trung tâm sản xuất của phương Tây” - đã kết thúc. 

Nguồn: Forbes

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…