Hoa Kỳ đề nghị tăng visa để củng cố thoả thuận tị nạn với Guatemala

Trong nỗ lực nhằm đẩy mạnh một thoả thuận tị nạn giữa Hoa Kỳ và Guatemala, một số quan chức cấp cao tại Hoa Kỳ đã đề nghị tăng gấp ba lần số lượng thị thực lao động tạm thời cho người Guatemala.
Hoa Kỳ đề nghị tăng visa để củng cố thoả thuận tị nạn với Guatemala

Vào tháng trước, trước nguy cơ vướng phải lệnh trừng phạt do TT Hoa Kỳ Donald Trump ban hành, cựu TT Jimmy Morales đã đồng ý với yêu cầu trở thành “nước thứ ba an toàn” cho người tị nạn Honduras và El Salvador tới Guatemala thay vì tiếp tục tiến lên phía Bắc sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thoả thuận này đã gây ra một làn sóng chỉ trích dữ dội từ các nhóm vì quyền lợi con người. Họ đã chỉ ra những rủi ro lớn trước mắt khi gửi những nhóm người xin tị nạn tới một quốc gia hiện còn nhiều nghèo đói và bạo lực.

TT mới của Guatemala, ông Alejandro Giammattei – người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng này – khẳng định thoả thuận này vẫn cần phải được cơ quan lập pháp của Guatemala cũng như Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, đồng nghĩa với việc phức tạp hoá ‘tương lai’ của thoả thuận. Trước đó, ông Giammattei cũng đã lên tiếng chỉ trích thoả thuận này là không phù hợp với đất nước, trích dẫn lý do Guatemala hiện đang thiếu nguồn lực để cung cấp cả cho người xin tị nạn.

Trong một chuyến thăm tới Guatemala vào tuần này, cố vấn Nhà Trắng tại Mỹ Latin Mauricio Claver-Carone đã đưa ra những đề nghị nhằm củng cố thêm cho thoả thuận này. “Chúng tôi có thể giúp Guatemala bằng cách tăng gấp ba lần chương trình H-2A.”

Thị thực H-2A thuộc nhóm thị thực lao động tạm thời dành cho những người nông dân nước ngoài tới Hoa Kỳ. Vào năm ngoái, gần 4000 người Guatemala đã được cấp loại visa này, theo dữ liệu từ chính phủ Hoa Kỳ. Mexico là một trong những quốc gia có người dân được cấp thị thực H-2A nhiều nhất trong năm 2018 – khoảng 180.000.

Ông Mauricio Claver-Carone chia sẻ với các phóng viên rằng Guatemala sẽ sớm tham gia một thoả thuận với Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) để giải quyết các vấn đề người tị nạn và chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ giúp tài trợ cho chương trình này.

“UNHCR nên là một phần của quá trình và sự phát triển của thoả thuận. Chúng tôi đặt nhiều mong đợi ở họ.”

Văn phòng của cựu TT Morales và UNHCR đều đã không đưa ra trả lời cho các yêu cầu bình luận.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?