Hoa Kỳ, Nhật bản, EU gặp gỡ trước thềm ký kết thoả thuận thương mại Mỹ-Trung

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu sẽ có cuộc họp riêng về Trung Quốc trước ngày ký kết thoả thuận thương mại Mỹ-Trung.
Hoa Kỳ, Nhật bản, EU gặp gỡ trước thềm ký kết thoả thuận thương mại Mỹ-Trung

Các quan chức thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu EU sẽ có cuộc họp tại Washington vào hôm nay (14/1) để giải quyết các chính sách thương mại và trợ cấp phi định hướng đối với Trung Quốc, một ngày trước khi Washington và Bắc Kinh hoàn tất thoả thuận thương mại sơ bộ. 

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã gặp gỡ người đồng cấp Nhật Bản, ông Hiroshi Kajiyama và sẽ có cuộc họp đàm phán với Uỷ viên Thương mại EU Phil Hogan, phát ngôn viên của Văn phòng Thương mại cho biết. 

Các cuộc họp sẽ diễn ra trước ngày ký kết thoả thuận thương mại giai đoạn I giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm xoa dịu cuộc chiến thuế quan kéo dài 18 tháng làm “rung chuyển” thị trường tài chính và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Tổ chức Tư duy Công nghệ Thông tin & Sáng tạo hôm thứ Hai đã kêu gọi cả 3 bên [Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU] tập trung vào việc xây dựng một “phản ứng phối hợp” đối với một số hoạt động trong tương lai của Trung Quốc. 

“Nếu không có hành động mạnh mẽ, phối hợp, các nền kinh tế hàng đầu ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một làn sóng cạnh tranh không lành mạnh - và kết quả có thể là sự thiếu hụt việc làm,” Tổ chức đã viết trong một báo cáo. “Một khi một quốc gia hoặc khu vực mất đi một ngành công nghiệp tiên tiến vào tay Trung Quốc, thì rất khó để có thể đưa nó hồi sinh trở lại.”

Các chuyên gia kinh tế và chuyên gia hàng đầu cho rằng, mặc dù thoả thuận thương mại giai đoạn I giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đánh dấu một bước tiến tích cực, nhưng cũng để lại nhiều thách thức quan trọng cần giải quyết. 

Các vẫn đề cốt lõi của tranh chấp song phương, bao gồm trợ cấp cảu Trung Quốc cho các công ty nhà nước, thương mại kỹ thuật số và an ninh mạng, vẫn phải được giải quyết, nhưng không rõ liệu các cuộc đàm phán giai đoạn 2 có tiến triển trước cuộc bầu cử TT Mỹ vào tháng 11 năm 2020 hay không. 

EU và Nhật Bản cùng chia sẻ nhiều mối quan ngại của Hoa Kỳ đối với hành vi của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, nhưng bản thân Tokyo và Brussels đã bị đặt vào thế phòng thủ bởi thuế quan do TT Mỹ Donald Trump đe doạ và áp đặt. 

Nhật Bản đã đạt được một thoả thuận thương mại tạm thời với Hoa Kỳ vào tháng 9/2019. 

Căng thẳng giữa Washington và Brussels vẫn đang ở mức cao sau khi Washington đe doạ sẽ áp thuế 100% đối với hàng hoá Pháp, tăng thuế đối với một loạt mặt hàng châu Âu trừ khi hai bên có thể giải quyết tranh chấp lâu dài về các khoản trợ cấp máy bay. 

Đại sứ quán Nhật Bản và phái đoàn EU chưa đưa ra bình luận về các cuộc đàm phán ba bên. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…