TT Mỹ Joe Biden chủ trì cuộc họp với lãnh đạo “Bộ Tứ”

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên với các nhà lãnh đạo của Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ - nhóm quốc gia “Bộ Tứ”.
TT Mỹ Joe Biden chủ trì cuộc họp với lãnh đạo “Bộ Tứ”

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một tuyên bố về một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ Tứ” sẽ diễn ra ở Washington vào ngày 24/9 tới. Các chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga - sẽ trùng với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, nơi TT Biden sẽ phát biểu vào ngày 21/9.

Một cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo “Bộ Tứ” đã được tổ chức vào tháng 3 và họ cam kết hợp tác chặt chẽ hơn về vấn đề vaccine Covid-19, khí hậu cũng như đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở trước những thách thức từ Bắc Kinh.

Bà Psaki cho biết: “Việc tổ chức cuộc họp với các nhà lãnh đạo của “Bộ Tứ” thể hiện ưu tiên của chính quyền TT Biden- Phó TT Harris trong việc ủng hộ sự phát triển của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm thông qua các cấu hình đa phương mới để đáp ứng những thách thức của thế kỷ 21”. 

Điều phối viên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của TT Biden, ông Kurt Campbell trước đó đã tiết lộ vào tháng 7 rằng một cuộc họp trực tiếp đã được lên kế hoạch từ lâu và sẽ mang lại những cam kết mang tính “quyết định" về cơ sở hạ tầng và ngoại giao vaccine. 

TT Biden, người đang thúc đẩy chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng, cho biết vào tháng 3 rằng ông đã đề nghị với Thủ tướng Anh Boris Johnson về việc các nước dân chủ nên có kế hoạch cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, liên quan đến các dự án từ Đông Á đến Châu Âu.

Bà Psaki cũng nói thêm, các nhà lãnh đạo “Bộ Tứ” cũng sẽ “tập trung vào việc củng cốthêm mối quan hệ đa phương và thúc đẩy hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực như chống lại Covid-19, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, hợp tác trên các công nghệ mới nổi và không gian mạng, cũng như thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.”

Cuộc họp của “Bộ Tứ” diễn ra sau quyết định “gây chấn động” của TT Biden khi rút toàn bộ quân lực khỏi Afghanistan. Các quan chức Mỹ cho biết việc chấm dứt cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của nước Mỹ sẽ cho phép chính quyền chuyển hướng nguồn lực và sự chú ý để giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Bill Hagerty, một đảng viên Đảng Cộng hòa và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, hoan nghênh kế hoạch tổ chức các cuộc họp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo. “Việc rút quân khỏi Afghanistan của TT Biden đã khiến khu vực lân cận của Ấn Độ trở nên nguy hiểm hơn và đặt ra những câu hỏi chính đáng cho Nhật Bản và Úc, vì vậy rất tốt là chúng ta nên sớm tổ chức các cuộc họp “Bộ Tứ”, ông Hagerty viết trên Twitter. “Chúng ta phải sửa chữa và làm mới các liên minh của mình, và đây chính là chìa khóa.”

Sáng kiến ​​vaccine từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên bị đình trệ sau khi Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng bởi làn sóng nhiễm bệnh thảm khốc và buộc phải ngừng xuất khẩu vaccine. Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3, bốn nhà lãnh đạo đã đồng ý nhà sản xuất thuốc Biological E của Ấn Độ sẽ sản xuất ít nhất một tỷ liều vaccine vào cuối năm 2022, chủ yếu cho các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Kyodo News của Nhật Bản đưa tin vào tuần trước rằng Thủ tướng Suga sẽ đến thăm Washington trong tháng này để tham dự cuộc họp “Bộ Tứ” mặc dù nhiệm kỳ lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền - và theo mặc định là Thủ tướng Nhật Bản - kết thúc vào ngày 30/9.

Thủ tướng Suga đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp tại Nhà Trắng với TT Biden vào tháng 4, nhấn mạnh vai trò trung tâm của Nhật Bản trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đối đầu với Trung Quốc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…