IMF: Chính sách zero-Covid tạo sức ép lớn cho Trung Quốc

Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng chính sách zero-Covid của Trung Quốc ngày càng giống như một “gánh nặng”.
IMF: Chính sách zero-Covid tạo sức ép lớn cho Trung Quốc

Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận xét, chính sách zero-Covid của Trung Quốc đang ngày càng giống như một “gánh nặng”, cản trở sự phục hồi kinh tế cả trong nước và trên thế giới nói chung.

Phát biểu với CNBC thông qua hội nghị truyền hình tại sự kiện "The Davos Agenda", bà Kristalina Georgieva cho biết chiến lược ngăn chặn đại dịch này của quốc gia tỷ dân, mặc dù thành công ban đầu, nhưng hiện đang mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích.

Chính sách zero-Covid đề cập đến nỗ lực loại bỏ hoàn toàn virus thông qua các biện pháp y tế công cộng như lockdown, xét nghiệm hàng loạt và đóng cửa/kiểm dịch ở biên giới.

Bà Georgieva nói: “Chính sách zero-Covid, trong một thời gian dài, đã ngăn chặn sự lây nhiễm tại Trung Quốc, tuy nhiên biến thể omicron có khả năng lây nhiễm cao có nghĩa là giờ đây các biện pháp ngăn chặn này khó đạt được kết quả tối ưu.”

“Các hạn chế xã hội đã gây thêm gánh nặng cho nền kinh tế, gây nhiều rủi ro hơn cho không chỉ bản thân Trung Quốc mà còn cả nguồn cung cho toàn thế giới.”

IMF
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva.

Hai năm sau đại dịch và sự xuất hiện của biến thể omicron, bà Georgieva lưu ý rằng điều quan trọng là tất cả các quốc gia phải đánh giá lại cách tốt nhất để đối phó với đại dịch. 

Hiện tại, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy nền kinh tế của mình trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn, giảm các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình vào tuần trước. 

Bà Georgieva lưu ý rằng các biện pháp nối tiếp có thể được thực hiện vì “chính sách đại dịch” vẫn là chính sách kinh tế hàng đầu đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong suốt năm 2022. “Trừ khi chúng ta xây dựng các biện pháp bảo vệ trên toàn cầu, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ​​sự gián đoạn và tương lai sẽ không tươi sáng như chúng ta mong muốn.”

Vào cuối tuần trước, ủy ban y tế đại lục của Trung Quốc đã báo cáo tổng cộng 73 trường hợp mới được xác nhận. Quốc gia tỷ dân có mức trung bình trong bảy ngày là 129 trường hợp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...