Intel đàm phán mua lại GlobalFoundries với giá 30 tỷ USD

Động thái này diễn ra khi Intel đang khởi động một nỗ lực lớn để trở thành nhà sản xuất chip theo hợp đồng cho các công ty khác.
Intel đàm phán mua lại GlobalFoundries với giá 30 tỷ USD

Tập đoàn Intel đang đàm phán để mua lại nhà sản xuất chip theo hợp đồng GlobalFoundries với giá 30 tỷ USD, The Wall Street Journal đưa tin. 

GlobalFoundries, thuộc sở hữu của Global Mubadala, có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một chi nhánh đầu tư của chính phủ Abu Dhabi. Các cuộc đàm phán dường như diễn ra giữa Intel và Global Mubadala, tờ Journal đưa tin.

Nếu thỏa thuận thành công, nó sẽ thúc đẩy kế hoạch trị giá 20 tỷ USD của Intel để xây dựng đơn vị sản xuất theo hợp đồng mới của mình. Đơn vị mới, được gọi là Intel Foundry Services, nhằm mục đích hoạt động như các nhà sản xuất chip theo hợp đồng khác và sẽ sản xuất chip do các công ty khác thiết kế.

Tuy nhiên, việc mua lại sẽ không nâng cao vị thế của Intel so với đối thủ Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSM), bởi TSM sở hữu hệ thống bộ vi xử lý phức tạp và tiên tiến nhất, chiếm gần một nửa doanh thu của tập đoàn. 

Vài năm trước, GlobalFoundries đã từ bỏ kế hoạch sản xuất chip tiên tiến tương tự bằng cách sử dụng công nghệ in thạch bản cực tím, hay còn gọi là EUV. Công nghệ phức tạp và đắt đỏ đến nỗi ngay cả Intel cũng gặp khó khăn trong việc hoàn thiện chế tạo. Cho đến nay, chỉ có Samsung Electronics và TSM chứng minh rằng họ có thể sản xuất chip sử dụng công nghệ EUV một cách hiệu quả.

Ngày nay, GlobalFoundries sử dụng công nghệ cũ hơn để tạo ra các chất bán dẫn kém tiên tiến hơn, mặc dù các chip này thường có những công dụng quan trọng như nhau. Tương tự như các nhà sản xuất chất bán dẫn khác, GlobalFoundries cho biết họ đang mở rộng sản xuất, với cam kết khoảng 4 tỷ USD cho một nhà máy mới đang xây dựng ở Singapore.

Nếu thỏa thuận thất bại, GlobalFoundries có thể tiến hành đợt chào bán IPO đã được lên kế hoạch vào năm 2022.

Barron's

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?