IS tấn công quân đội Syria ở Deir Ezzor, 7 binh sĩ thiệt mạng

Sáng sớm ngày 28 tháng 7, các tay súng khủng bố IS tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào Quân đội Syria (SAA) và quân tình nguyện trên vùng nông thôn phía tây Deir Ezzor.

Cuộc tấn công nhắm vào các trạm kiểm soát và điểm chốt phòng ngự gần trạm xăng dầu al-Kuratah thuộc làng Jabal al-Bishri và dọc theo ranh giới hành chính giữa 2 tỉnh Deir Ezzor với Raqqa.

Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria (SORH), có trụ sở tại London, ủng hộ thánh chiến và đối lập, giao chiến ác liệt diễn ra giữa các tay súng khủng bố và quân đội Syria. Không quân Nga lập tức tiếp cận và yểm trợ quân đội Syria, không kích các phượng tiện của IS.

SORH cho biết, “Trong cuộc giao chiến, 7 binh sĩ và dân quân tình nguyện thiệt mạng. 5 tay súng IS bị tiêu diệt”.

Đây là một trong những cuộc tấn công lớn của IS ở miền trung Syria trong năm 2021. Các tay súng IS, xuất phát từ vùng trung tâm sa mạc giữa phía đông tỉnh Homs và phía tây Deir Ezzor.

Mặc dù quân đội Syria và không quân Nga tiến hành nhiều cuộc tấn công truy quét các phần từ khủng bộ, nhưng sự tồn tại của nhóm khủng bố trên vùng trung tâm sa mạc vẫn đe dọa an ninh khu vực miền trung. Quân đội Syria đã không thể xóa bỏ được các tay súng khủng bố trong khu vực và chấm dứt mối đe dọa thường trực trong 3 năm qua.

Quân tình nguyện Syria truy quét khủng bố IS trên sa mạc Deir Ezzor.

Nhóm tàn binh IS ở miền trung Syria không tự tồn tại được do không có nước, lương thực thực phẩm và phương tiện chiến đấu. Các tay súng khủng bố thường xuyên nhận được sự cung cấp dồi dào từ nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Mỹ hậu thuẫn, đang duy trì một số lượng lớn tại khu vực đông nam thị trân al-Tanf, nơi quân đội Mỹ đang chiếm đóng. Căn cứ quân sự Mỹ và nhóm thánh chiến đã tạo ra một hành lang an toàn sang Iraq và IS thường xuyên nhận được hàng tiếp vận, vũ khí và sinh lực để duy trì khả năng tấn công khủng bố.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...