Israel và Mỹ lên kế hoạch triệt hạ S-400, Pantsir -S1E Iran sẽ mua từ Nga

Lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran sắp hết hiệu lực vào tháng 10, các quan chức và truyền thông Mỹ khẳng định Tehran sẽ mua trang thiết bị quân sự tiên tiến S-400, Pantsir -S1E và Su-30 của Nga.

Iran đã có một số hệ thống phòng không hiện đại, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không đã từng bắn rơi máy bay không người lái có trị giá 220 triệu USD của Mỹ năm 2019.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, tướng Amir Hatami đã thị sát hệ thống phòng không S-400 Triumf (định danh NATO SA-21 Growler) khi tham dự triển lãm quân sự ARMY-2020, ngoại ô thủ đô Moscow Nga.

Video về chuyến thăm diễn ra hôm Chủ nhật cho thấy, tướng Hatami và các thành viên khác của phái đoàn Iran nói chuyện với các quan chức Nga, nghe thông báo tóm tắt về những tính năng kỹ chiến thuật và nguyên tắc hoạt động của hệ thống S-400. Đoàn quốc phòng Iran cũng xem xét hệ thống pháo - tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung kết hợp Pantsir S1E.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran kiểm tra máy bay trực thăng đa dụng Kamov KA-226T, đưa ra các yêu cầu kỹ chiến thuật liên quan đến máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30.

Trong chuyến viếng thăm công vụ sau đó, tướng Hatami đã hội đàm với các quan chức cấp cao của Nga, dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Bộ trưởng Quốc phòng Iran cũng gặp gỡ đơn vị Cảnh sát Biên giới Iran đến Nga tranh tài trong Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế lần thứ 6, tổ chức đồng thời với ARMY-2020.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran thăm triển lãm quân sự Diễn đàn Army-2020

Trong một bài viết, Breaking Defense phỏng đoán, những cuộc diễn tập chung giữa Mỹ và Israel bằng F-35 nhằm tăng cường khả năng sống sót trước "hệ thống phòng không tinh vi của đối phương" có thể là một kế hoạch nhằm đối phó với các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga có khả năng sẽ được chuyển giao cho Iran sau khi lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào nước này hết hiệu lực.

Tháng 7/2020, Kasem Jalali, đại sứ Iran tại Nga xác nhận rằng Tehran đang xem xét mua vũ khí của Nga để “tăng cường khả năng phòng thủ của mình”, Ông Kasem Jalali đồng thời nhấn mạnh, Moscow luôn là đối tác “bên cạnh chúng tôi trong những lúc khó khăn”. Tuy nhien ông Jalali không nói rõ Tehran quan tâm đến trang thiết bị quốc phòng nào.

Từ cuối năm 2019, Cơ quan Tình báo Quốc phòng đưa ra nhận xét cho rằng, Iran có thể quan tâm đến việc mua S-400, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion, máy bay chiến đấu đa nhiệm Su -30 và xe tăng chủ lực T-90 sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc hết hiệu lực ngày 18/10.

Bộ Quốc phòng Iran cũng có được những bước tiến quan trọng trong việc phát triển các trang thiết bị quân sự tiên tiến trong những năm gần đây. Năm 2019, hệ thống tên lửa phòng không Khordad-3 do Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran sản xuất bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát, tình báo Northrop Grumman Global Hawk trị giá 220 triệu USD trên không phận eo biển Hormuz của Iran.

Cùng năm đó, Tehran đã đặt hàng sản xuất hệ thống phòng không Bavar-373 do công nghiệp quốc phòng Iran sản xuất, được mô tả tương tự như S-300 với những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn so với Patriot của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…