Jack Ma khuyên giới doanh nhân "không nên học để thành công"

Trong một sự kiện mới đây, Jack Ma đưa ra 3 bài học mà ông muốn dạy cho các doanh nhân thế hệ tiếp theo...
Jack Ma khuyên giới doanh nhân "không nên học để thành công"

Từ một giáo viên dạy tiếng Anh chuyển sang làm kinh doanh, Jack Ma - người đồng sáng lập Alibaba, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới và từ đó, ông có nhiều thứ để chia sẻ với các doanh nhân trẻ. Ông cho biết sau khi thôi làm chủ tịch của Alibaba vào năm tới sẽ quay về dạy học.

Trong một bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ở Bali, Indonesia vào tuần trước, Jack Ma đưa ra 3 bài học lớn mà ông muốn dành cho các doanh nhân thế hệ tiếp theo, theo CNBC.

Đừng đợi đến khi xã hội sẵn sàng

Thông thường, mọi người không làm theo ý tưởng của mình bởi cho rằng xã hội chưa sẵn sàng để đón nhận điều đó. Tuy nhiên, theo Jack Ma, đó chính xác là khoảng trống dành cho các doanh nhân trên thế giới này.

Đây là bài học mà bản thân tỷ phú giàu thứ 3 Trung Quốc (theo xếp hạng của Forbes) biết rất rõ. Khi ông thành lập Alibaba vào năm 1999, có rất ít người tiếp cận với internet, trong đó số người mua bán qua mạng còn ít hơn nhất nhiều. 

Nhưng đến nay, Alibaba đã trở thành một trong những hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đồng thời mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác như thanh toán điện tử, nội dung số...

Quen với sự từ chối

Theo Jack Ma, doanh nhân nên làm quen với những lời từ chối. Học cách giải quyết sự từ chối giúp họ không sợ hãi - phẩm chất mà ông cho là quan trọng với mọi doanh nhân. Không sợ hãi giúp họ trở nên lạc quan hơn, và điều này giúp họ vượt lên khi mọi thứ trở nên khó khăn, Jack Ma nói thêm.

Bản thân Jack Ma từng trải qua rất nhiều lời từ chối trong suốt đời mình, như 30 lần xin việc thất bại, 2 lần trượt đại học, 10 lần bị Đại học Havard từ chối.

Tuy nhiên, làm sao để phát triển lòng can đảm và không sợ hãi? Theo Jack Ma, để làm được điều đó cần sự thay đổi trong tư duy.

"Là một nhân viên bán hàng, bạn phải ra ngoài để bán hàng và nên tự nói với mình: 'Hôm nay tôi gặp 10 khách hàng, nếu tất cả họ từ chối thì cũng là điều bình thường'. Nhờ đó, khi về nhà bạn sẽ vẫn cảm thấy vui vẻ. Và nếu bạn bán được cho một người, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và trở nên tốt hơn rất nhiều so với mình nghĩ", người đồng sáng lập Alibaba nói. 

Đừng học để thành công 

Con đường xây dựng Alibaba của Jack Ma cùng các cộng sự thường được nhắc đến như một câu chuyện thành công. Tuy nhiên, Jack Ma cho biết thứ ông muốn chia sẻ với các doanh nhân trẻ không phải là những điều đúng đắn ông đã làm. 

"Tôi sẽ không bao giờ dạy mọi người làm thế nào để thành công. Đại học Harvard, Yale đã làm điều đó. Khi học quá nhiều câu chuyện thành công, họ sẽ nghĩ rằng có thể thành công một cách dễ dàng", Jack Ma nói. 

Thay vào đó, ông cho biết muốn dạy các doanh nhân làm sao để vượt qua những thách thức, để họ chuẩn bị tốt cho thương trường đầy khắc nghiệt.

"Tôi muốn chia sẻ cho mọi người những sai lầm chúng tôi đã mắc phải. Đó là những sai lầm, những bài học mà chúng tôi rút ra được để tiến lên", ông nói thêm. 

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...