Jeff Bezos: Hoa Kỳ “sẽ gặp rắc rối lớn” nếu ‘Big Tech’ từ bỏ Lầu Năm Góc

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos chia sẻ ý kiến cho rằng Hoa Kỳ sẽ “gặp rắc rối lớn” nếu các công ty công nghệ hàng đầu từ chối làm việc với Lầu Năm Góc.
Jeff Bezos: Hoa Kỳ “sẽ gặp rắc rối lớn” nếu ‘Big Tech’ từ bỏ Lầu Năm Góc

Trong cuộc họp Diễn đàn Quốc phòng Reagan tại California, tỷ phú Jeff Bezos đã bày tỏ ý kiến cá nhân về mối quan hệ giữa ‘Big Tech’ - những công ty công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và chính phủ nước này.

“Quan điểm của tôi là nếu nhóm Big Tech ‘quay lưng’ lại với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thì đất nước này sẽ gặp rắc rối lớn. Nhưng, tất nhiên, chúng tôi sẽ hết lòng hỗ trợ chính phủ bởi quốc gia luôn là ưu tiên hàng đầu.”

Nhận xét của tỷ phú Bezos được đưa ra ngay sau khi Amazon đệ đơn kiện hôm thứ Sáu (6/12), thách thức quyết định hợp tác của Lầu Năm Góc với Microsoft. 

Đơn kiện, được đệ trình lên Toà án Liên bang Hoa Kỳ, liên quan đến hợp đồng cơ sở hạ tầng quốc phòng doanh nghiệp chung (JEDI) - một hợp đồng có giá trị lên đến khoảng 10 tỷ USD với mục đích giúp quân đội nâng cấp và di chuyển các dữ liệu được phân loại. 

Jeff Bezos cũng nhắc đến quyết định không gia hạn hợp đồng của Google với Bộ Quốc phòng đối với một dự án máy bay không người lái. Hợp đồng với tên gọi Project Maven - một chương trình trí tuệ nhân tạo được thiết kế để sử dụng dữ liệu từ máy bay không người lái nhằm xác định và theo dõi các vật thể xuất hiện trên camera giám sát - dự kiến hết hạn vào năm 2019, sẽ không tiếp tục được gia hạn bởi phản ứng dữ dội từ phía nhân viên công ty với lo ngại về việc ứng dụng công nghệ này có thể được vũ khí hoá nếu chúng nằm trong quyền sở hữu của quân đội. 

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...