Năm 2016, Việt Nam và Philippines sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là kỷ niệm 30 năm thiết lập đường bay TP HCM – Manila.
Nhân sự kiện này, người ta nhắc nhiều tới doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP).Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn được coi là người tiên phong mở đường bay TP.HCM – Manila cũng như có nhiều đóng góp cho mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Báo DĐDN đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh câu chuyện này.Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhớ lại, ngay từ năm 1976 sau khi Việt Nam thống nhất, Philippines đã quan tâm và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và hai nước đã bắt tay với nhau từ 40 năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng, sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai quốc gia đã được thiết lập từ lâu. Đó là một sự đánh giá về tình hữu nghị giữa hai nước trên căn bản là lâu dài và bền chặt.Đánh cược tính mạng để xin giấy phép mở đường bay-Được biết ông là người có nhiều đóng góp cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Philippines ngay từ những ngày đầu hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao?Trước tiên, phải nói rằng việc Chính phủ Việt Nam chủ trương mở đường bay này lúc bấy giờ là một việc làm rất cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam vì Philippines là cửa ngõ để Việt Nam tiến ra với thế giới. Hơn nữa, việc mở thành công đường bay quan trọng này, cũng là để củng cố thêm và nhằm thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ Philippines lúc bấy giờ đối với Việt Nam.Khi mở được đường bay này, chúng ta đã giải quyết được một loạt những việc cần thiết khi đất nước đang bị cấm vận như tài chính, kiều hối, hàng hoá, xuất nhập khẩu và chuyển khoản thanh toán quốc tế… Cũng chính nhờ đường bay này đã cứu được hàng ngàn sinh mạng của các thuyền nhân vượt biên bị hải tặc bắt giam, cướp giết hoặc bị đói, bệnh và chìm tàu… Đây là một việc làm nhân đạo mà Lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ đã sáng suốt chỉ đạo thực hiện bằng được và tôi cũng tự hào rằng mình có một phần đóng góp quan trọng trong việc này.Cùng với thuận lợi trong vấn đề cứu trợ nhân đạo, Chính phủ Mỹ cũng đã cho phép chuyển ngân 200 USD mỗi đầu người và các loại thuốc men, dụng cụ y tế quí hiếm. Tôi cũng chính là người đầu tiên khởi xướng chương trình này hỗ trợ cho IMEXCO (Công ty XNK duy nhất của TP HCM lúc bấy giờ) giao nhận tiền, vận chuyển và phân phát hàng quà biếu, thùng thuốc tây nhân đạo giúp người dân Việt Nam vào những năm 1985 – 1990. Cũng nhờ nguồn kiều hối này đã khởi đầu cho nguồn kiều hối trên 12 tỷ USD hiện nay của Việt Nam. Nếu tính cả các nguồn tiền không chính thức thì hiện nay chúng ta đã có trên 16 tỷ USD kiều hối mỗi năm.-Được biết, ông đã từng đích thân vào Dinh Tổng thống Philippines để xin chữ ký chấp nhận cho mở đường bay TP.HCM – Manila 30 năm về trước. Đây có thể coi là một việc làm rất mạo hiểm, có thể đánh đổi cả tính mạng nếu như thất bại. Điều gì đã khiến ông bất chấp tất cả để hành động như vậy?Việc vào Dinh xin chữ ký của Tổng thống để chấp thuận cho việc mở đường bay lúc bấy giờ nếu như không thành công có thể phải đánh đổi bằng tính mạng của mình vì Tổng thống Marco nổi tiếng là rất độc tài. Mặt khác, do tình hình chính trị của Philippines lúc bấy giờ rất căng thẳng, không thuận tiện cho phía bạn ủng hộ Việt Nam.Tuy nhiên, chính vì tình yêu quê hương, đất nước đã thôi thúc, mách bảo tôi phải hành động và cuối cùng cũng đã thành công. Tôi rất tự hào rằng mình đã can đảm làm được việc này và kết quả của ngày hôm nay đã một phần nào chứng tỏ rằng những cố gắng của tôi 30 năm về trước là hoàn toàn xứng đáng. Đó cũng là cái tâm của một Việt kiều đối với quê hương.Gắn bó máu thịt với hàng không-Tại sao ông lại quyết định chọn lĩnh vực hàng không để kinh doanh tại Việt Nam, vì lúc bấy giờ đây là lĩnh vực độc quyền?Trước khi về nước tôi đã từng có thời gian rất dài làm trong ngành hàng không, tôi cũng đã từng đi rất nhiều nước và biết được rằng sân bay có những gì, sân bay cần gì và phục vụ những ai…Thời điểm ban đầu rất khó khăn, Nhà nước cho phép tôi mở các cửa hàng miễn thuế đầu tiên nhưng không có khách khiến chúng tôi đã bị thua lỗ rất nhiều. Mặc dù vây, chúng tôi vẫn kiên trì duy trì kinh doanh vì đây là các dịch vụ tối thiểu để phục vụ du khách của một sân bay trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, sau 10 năm đổi mới, tới nay ai cũng thấy được sự hiệu quả và muốn chen chân vào lĩnh vực này.Có thể nói, hàng không dường như đã nằm trong máu của tôi từ rất lâu, tôi coi nó như là máu thịt của mình và tôi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển cùng với các sân bay.-“Coi lĩnh vực hàng không như máu thịt của mình”, đó có phải là lý do mà ông đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào Sasco và trở thành cổ đông chiến lược của công ty này trong năm 2015? Ông có thể bật mí những dự án về lĩnh vực hàng không sắp tới mà IPP sẽ đầu tư?Đúng vậy, ngoài việc đam mê kinh doanh và mong muốn được phát triển cùng các sân bay. Một lý do nữa khiến tôi quyết định đầu tư vào Sasco là vì hiện nay Sasco đang là một thương hiệu lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, cơ cấu trước đó vẫn là một doanh nghiệp của Nhà nước và được bao cấp nên cung cách tổ chức quản lý chưa phù hợp với một sân bay quốc tế.Khi cổ phần hoá, IPP đã được chọn là nhà đầu tư chiến lược do có kinh nghiệm và là nhà phân phối nhiều thương hiệu Quốc tế tại VN. Từ đây, với những đóng góp hợp lý của mình, ban lãnh đạo mới của Sasco đã nhìn nhận đúng, điều chỉnh kịp thời. Sau hơn một năm cổ phần hoá, Sasco đã hoàn toàn thay da đổi thịt, các cửa hàng tại đây đều được đầu tư bài bản và hiện đại; Nhân sự cũng đã thay đổi cả về đào tạo, trang phục, cung cách phục vụ… Hiện, chúng tôi đã có một đội ngũ giám sát và chỉnh đốn nhân sự kịp thời.Hiện tại IPP đã có kế hoạch hợp tác cùng một số đối tác đầu tư xây dựng nhà ga Quốc tế mới tại sân bay Cam Ranh, với số vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng và sẽ chính thức đưa vào phục vụ khách quốc tế tại sân bay này vào đầu năm 2018.