Không ngoài dự đoán, Airbus hất cẳng” Boeing khỏi vị trí đầu bảng

Airbus đã trở thành nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 2011, giành lại “vương miện” từ đối thủ Boeing của Mỹ.
Không ngoài dự đoán, Airbus hất cẳng” Boeing khỏi vị trí đầu bảng

Sự đảo ngược vị trí giữa hai đối thủ nặng ký Boeing và Airbus diễn ra trong thời điểm cuộc khủng hoảng Boeing 737 MAX vẫn đang kéo dài. 

Theo một số nguồn tin, tổng mức giao hàng đã tăng 7,9% từ con số 800 máy bay vào năm 2018. Airbus từ chối bình luận về các số liệu trước khi chúng được kiểm toán và hoàn thiện.

Các nhà chế tạo máy bay nhận được phần lớn doanh thu khi máy bay được giao tới khách hàng - trừ đi các khoản thanh toán tiến độ tích luỹ - vì vậy, hiệu suất giao hàng cuối năm được giám sát chặt chẽ bởi các nhà đầu tư.

Trước đó vào tháng 10, Airbus, vốn hay vấp phải các vấn đề công nghiệp của chính mình, đã cắp giảm 2-3% mục tiêu giao hàng năm 2019 xuống còn 860 máy bay. Tuy nhiên trong thời điểm cuối năm, Airbus đã triển khai thêm nguồn lực để đạt mức 863 máy bay vào thời đúng thời khắc kết thúc 2019. 

Airbus đã vướng phải sự chậm trễ trong quy trình lắp đặt hoàn tất dòng máy bay A321, khiến hàng chục máy bay và dòng mô hình khác phải chờ đợi thiết bị cũng như nhân lực vào phút cuối. 

Các nhà phân tích cho biết, những công việc không theo trình tự này đã làm tăng thêm chi phí và có thể tác động đến tỷ suất lợi nhuận của công ty. Nhưng những tác động này cũng sẽ được bù trừ bởi số lượng máy bay lớn và khả năng sinh lời từ những dòng máy bay một lối đi như vậy. 

Tuy nhiên, các vấn đề trong việc lắp đặt đã hạn chế khả năng trong việc tận dụng sự hỗn loạn trên thị trường xoay quanh các tai nạn liên quan tới Boeing 737 MAX để bứt phá. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...