Khu vực Eurozone có nguy cơ tăng lạm phát vì giá dầu đi lên

Theo kết quả khảo sát mới công bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), giá dầu tăng sẽ thúc đẩy lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong hai năm tới cao hơn so với dự kiến trước đó.
Khu vực Eurozone có nguy cơ tăng lạm phát vì giá dầu đi lên

Theo khảo sát, lạm phát ở Eurozone được dự báo sẽ ở mức 1,4% trong năm 2017 và 1,5% trong năm 2018, tăng so với các con số ước tính 1,2% và 1,4% trước đó, chủ yếu là do giá dầu tăng.

Giá dầu hiện ở quanh mức 50 USD/thùng, nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào cuối năm ngoái, khi nguồn cung dư thừa là nguyên nhân khiến giá dầu rơi xuống dưới mức 30 USD/thùng.

Đối với năm 2019, con số dự báo về lạm phát lần đầu tiên được đưa ra là 1,6%, vẫn chưa đạt tới mục tiêu 2% của ECB.

ECB công bố báo cáo trên một ngày sau khi Chủ tịch ngân hàng này, ông Mario Draghi, nói rằng còn quá sớm để ECB giảm bớt chính sách nới lỏng tiền tệ, dù lạm phát gần đây tăng.

ECB đã có những nỗ lực chưa từng có nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát, phối hợp giữa việc cung cấp các khoản cho vay lãi suất thấp dành cho các ngân hàng, hạ lãi suất xuống mức siêu thấp và thực hiện chương trình mua trái phiếu quy mô lớn.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi ECB rút dần các biện pháp kích thích kinh tế, sau khi lạm phát ở khu vực đồng tiền chung tăng gần hai lần trong tháng 12/2016 lên 1,1%.

Ông Draghi không đồng tình với quan điểm đó, cho rằng lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, vẫn thấp.

Các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát nhận định lạm phát lõi sẽ chỉ ở mức 1,1% trong năm nay, trước khi tăng lên 1,3% và 1,5% trong hai năm sau đó.

Cũng về lạm phát, Cơ quan thống kê Canada mới cho biết giá tiêu dùng tại nước này tháng 12/2016 tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 1,2% trong tháng 11, chủ yếu do giá xăng tăng 5,5%.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?