Kinh tế Nga trong "cơn bão trừng phạt"

Trong vòng gần 4 tháng qua, kể từ khi Liên bang Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ucraina, Mỹ và các nước đồng minh trong khối Nato, một số nước châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có lên quốc gia có diện tích lớn nhất hành tinh này.

Vỡ nợ, suy yếu, tan nát … là những gì mà các quốc gia áp lệnh trừng phạt lên Liên bang Nga kỳ vọng. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khiến không ít người phải bối rối.

Khi “lửa được châm thêm dầu”

Hành động quân sự của Nga với Ucraina, hành động đáp trả cứng rắn của Ucraina – với sự hậu thuẫn về cố vấn quân sự, tình báo, công nghệ, vũ khí hạng nặng của Mỹ, Anh và các nước thuộc khối Nato – đã khiến cho châu Âu rơi vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thế chiến thứ Hai đến nay. Đất nước Ucraina xinh đẹp hiền hòa bỗng bị biến thành chiến trường – nơi đối đầu của các loại vũ khí tối tân, có sức hủy diệt mạnh của bên này là Nga và bên kia là Mỹ + khối Nato và các nước đồng minh.

Cuộc đối đầu cũng như các biện pháp trừng phạt nặng chưa từng có lên một quốc gia cũng đã gây chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ Nato, EU và một số nước khác. Chống hay ủng hộ việc cô lập hoàn toàn nước Nga với phần còn lại của thế giới? Chọn Nga hay Ucraina? Phiếu trắng hay phiếu chống? Nhiều quốc gia đã bị giằng xé khi buộc phải thể hiện quan điểm của mình.

Quan hệ Nga - Ấn Độ ngày càng được thắt chặt bởi những lợi ích quân sự và kinh tế.

Quan hệ Nga - Ấn Độ ngày càng được thắt chặt bởi những lợi ích quân sự và kinh tế.

Với Mỹ và các nước đồng minh, Nga là một mối đe dọa ngay trước mắt và lâu dài, bởi quốc gia này quá rộng lớn, giàu mạnh cùng với sự tự tôn dân tộc và những tham vọng không hề nhỏ. Nỗi “ngại ngần” này thực ra đã có từ sự đối đầu trong quá khứ giữa một bên là cường quốc Hoa Kỳ dẫn đầu khối Tư bản chủ nghĩa và một bên là cường quốc Liên Xô dẫn đầu khối Xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc ganh đua lên vị trí số 1 toàn cầu, không bên nào chịu bên nào bởi hai khối từng có sức mạnh kinh tế - quân sự ngang ngửa nhau, một số lĩnh vực bên này hơn bên kia và ngược lại. Nỗi “ngại ngần” cũng có nguyên nhân từ trong lịch sử, khi các cuộc xâm lăng lẫn nhau giữa các nước trong khu vực đã tạo ra một nước Nga và sau này là Liên Xô hùng mạnh. Đó còn chưa kể đến những “va chạm” gần đây giữa các nước có chung đường biên giới với Liên bang Nga, đặc biệt là các nước trong cùng quốc gia Liên bang Xô viết - sau khi quốc gia khổng lồ này tan rã.

Với nhóm nước khác, Nga là một người bạn thủy chung, sâu sắc, chưa bao giờ bỏ rơi đồng minh, bạn bè trong những lúc nguy nan. Việt Nam là quá khứ chưa hề xa mà mỗi trang lịch sử chống giặc xâm lăng trong nửa cuối thế kỷ 20 đều có dấu ấn chói sáng của người Liên Xô nói chung và người Nga nói riêng. Syria mấy năm gần đây cũng là một ví dụ điển hình mà nhờ có sự hiện diện quân sự của Nga, nhà nước hồi giáo IS đã bị đập tan, tổng thống Asaad thoát đòn chí mạng của Mỹ và đứng vững trước những cơn bão táp, tứ bề thọ địch. Người ta cũng quan tâm đến việc Nato từ hàng chục năm nay nỗ lực mở rộng không gian, tiến sát biên giới và vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga.

Cần phải nhớ rằng, Nga – Nato đã ký Định ước cơ bản về quan hệ hợp tác và an ninh năm 1997, trong đó có điều khoản Nato sẽ không kết nạp các nước đã từng là nước xã hội chủ nghĩa và là thành viên của Hiệp ước phòng thủ Warsawa vào khối Nato. Nga cho rằng, việc Nato bội ước cũng như việc Ucraina nỗ lực để được gia nhập khối Nato đã đe dọa đến an ninh của Liên bang Nga. Thử tượng tượng, khi anh nằm ngủ, có khẩu súng cứ nhằm vào anh, giấc ngủ sẽ không tròn. Nó cũng được ví như “gấu Nga – anh muzhik “ngố”, “nhà quê” luôn bị phương Tây coi thường bị thọc gậy vào mắt”. Và khi “gấu” bật lại thì hậu quả xảy ra thật khó lường.

Đó là hai quan điểm thực sự đối lập, dẫn đến những xung đột sâu sắc và Ucraina vô hình chung đã trở thành chiến trường đau đớn cho hai dân tộc cùng gốc Slavơ. Sức mạnh quân sự của Nga là điều không còn phải bàn. Nga có những loại vũ khí tối tân nhất như tên lửa siêu thanh - được coi là vô đối trên thế giới. Tuy nhiên, phải đưa vũ khí hủy diệt đến nước láng giềng anh em trong khối Xô viết cũ là điều cực chẳng đã với chính quyền điện Kremlin.

Đã đâm lao thì phải theo lao! Ucraina có Mỹ + khối Nato và một số nước phương Tây hậu thuẫn đang được tăng cường năng lực chiến đấu. Những gói viện trợ của Mỹ và các nước đồng minh dành cho Ucraina được tới tấp chuyển đến Balan, từ đó được chuyển đến Ucraina bằng đường bộ. Riêng Mỹ, gói tài chính 40 tỷ USD vừa được tổng thống Joe Biden phê duyệt đã nâng tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Ucraina từ ngày 24/2 đến nay là hơn 50 tỷ USD. Nga cũng không thể để mất mặt vì danh dự của một cường quốc quân sự nên lại có thêm những động thái đáp trả. Chiến tranh ngày càng leo thang ác liệt, bất chấp những lời kêu gọi đàm phán của các tổ chức và cá nhân có uy tín trên thế giới. Hòa bình cho Ucraina còn rất xa khi mà mỗi ngày lại có thêm vũ khí hủy diệt từ cả phía Nga lẫn Mỹ và các đồng minh chuyển tới, tàn phá đất nước xinh đẹp này.

Trừng phạt, “rút ống thở” và sự chống đỡ

Nếu ví mỗi đòn trừng phạt là mỗi quả tên lửa hành trình có độ chính xác cao thì sự chống đỡ của Nga sẽ là một quả tên lửa đánh chặn cũng có độ chính xác đáng nể. Hay nói một cách khác, nếu “lực đánh của ông tám lạng” thì “sức chống đỡ của bà cũng nửa cân”.

Mỹ đứng đầu với 1.983 lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các vị trí tiếp theo là Canada, Thụy Sĩ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhật Bản…

Đòn tài chính nặng nhất mà phương Tây đã “xuống tay” là loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT. Nhưng, từ năm 2014, cảm nhận trước mối đe dọa, Nga đã xây dựng một giải pháp thay thế trong nước – đó là hệ thống giao dịch tài chính SPFS. Mặc dù còn nhiều hạn chế và chỉ giới hạn ở Nga, nhưng hệ thống này đã đi vào hoạt động từ năm 2017 khiến dòng chảy tiền tệ không đến nỗi bị “vón cục” như phương Tây hy vọng.

Đồng rúp tăng giá bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế tài chính nhằm vào Nga.
Đồng rúp tăng giá bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế tài chính nhằm vào Nga.

Không chỉ nhắm vào hệ thống tài chính, doanh nghiệp và giới tinh hoa nhằm tăng sức ép với Moscow, phương Tây cũng phong tỏa khoảng 60% kho dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga trị giá khoảng 630 tỷ USD tại các ngân hàng nước ngoài. Nga không thể sử dụng số tài sản này để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, cũng không thể dùng nó để trả lãi cho các khoản vay quốc tế. Mục đích của Mỹ và phương Tây là ép Nga thành “con nợ chây ì” bất đắc dĩ – chủ nợ thì lăm lăm dao súng đòi tiền; kẻ có tiền, muốn trả nợ cũng không được vì tiền đã bị chủ nợ “phong tỏa”. Nguy cơ vỡ nợ cận kề, vỡ nợ ắt dẫn tới bất ổn, khi đó, Kremlin sẽ phải lo giải quyết nội tình và buộc phải “buông” Ucraina. Tuy nhiên, trái với mong đợi, cho đến thời điểm đầu tháng 6, các khoản nợ của Nga vẫn được thanh toán đầy đủ - bởi con số nợ nước ngoài của Nga rất thấp và dòng tiền từ thị trường xuất khẩu năng lượng vẫn chảy vào két sắt của Kremlin.

Vậy thì dòng tiền này phải được chặn lại – giống như việc rút ống thở của một bệnh nhân đã hết khả năng tự nạp khí. Hỡi ôi, các biện pháp trừng phạt vào thị trường xuất khẩu năng lượng của Nga lại rơi vào cảnh “trừng phạt ngược”. Giá dầu tăng vọt, lạm phát phi mã tại Mỹ và EU dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối chính phủ vì giá cả sinh hoạt leo thang, vượt xa túi tiền của người dân cũng như tình trạng bất ổn xã hội gia tăng. Trong khi đó, dòng dầu từ Nga vừa cần mẫn làm nhiệm vụ thỏa cơn khát năng lượng của một số nước trong khối EU, vừa được nắn sang châu Á với hai bạn hàng khổng lồ và đắc lợi là Trung Quốc và Ấn Độ.

Cấm Nga thu tiền bán dầu bằng USD thì Nga đưa ra quy định thu tiền bán dầu bằng đồng rúp. Két tiền của Kremlin vẫn đầy ắp, đủ để trang trải các nhu cầu trong nước. Niềm tin trong dân chúng vào người lãnh đạo được xác lập vững chắc - tỷ lệ ủng hộ tổng thống Putin lên cao chưa từng thấy: 81%.

Các doanh nghiệp nước ngoài - theo lệnh trừng phạt, buộc phải tháo chạy khỏi thị trường Nga thì đã có những doanh nghiệp Nga lặng lẽ mua lại với giá mà trước đây chỉ là trong mơ. Mc Donald’s từng làm mưa làm gió 32 năm qua tại Nga nay cũng buộc phải rút về nước. Chủ mới của nó sẽ là Alexander Govor, nhà điều hành hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua công ty GiD LLC . “Thực phẩm Nga, nguồn nước Nga, tay nghề của người Nga, nhân công dịch vụ, bán hàng cũng là người Nga. Món “rượu cũ” được đưa vào “bình mới” có gì khác biệt?”. Nữ doanh nhân Hồ Lan, người có gần 40 năm làm ăn tại Nga nhận xét.

Là đất nước rộng lớn, chiếm 1/6 diện tích quả địa cầu, nguồn tài nguyên của Nga được đánh giá là “vô tận”. Nga và Ucraina – với những cánh đồng lúa mì mênh mông, óng ả được coi là “ổ bánh mì của cả thế giới”. Chiến sự xảy ra cùng với các biện pháp cấm vận đã ảnh hưởng tới việc xuất khẩu lúa mì của cả Nga lẫn Ucraina. Giá cả của mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Vì thế, Ấn Độ - một trong những vựa lúa mì của thế giới cũng đã hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn lương thực cho quốc gia tỷ dân của mình. An ninh lương thực của thế giới càng bị đe dọa. Nguy cơ dẫn tới nạn đói ở một số vùng trên thế giới – đặc biệt là châu Phi đang dần hiện hữu.

Càng bị đánh vào thị trường tài chính, đồng rúp của Nga càng mạnh lên. So với cuối tháng 3 khi 158 rúp mới đổi được 1 USD thì nay 1 USD đổi được khoảng 58 – 60 rúp. Đồng rúp trở thành đồng tiền tăng giá trị nhanh nhất trên thế giới. Ngoài việc thu được tiền từ xuất khẩu năng lượng, hiệu ứng của các chính sách trừng phạt của phương Tây và các biện pháp chống đỡ của ngân hàng trung ương Nga cũng là bệ đỡ để đồng rúp tăng giá, tăng đến mức ngân hàng trung ương Nga lại phải có biện pháp “phanh” bớt lại để tạo sức cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu.

Như vậy, Mỹ và phương Tây đã gần như “hết bài” khi tung ra các đòn trừng phạt chưa từng có lên một quốc gia. Trong lúc “tác giả” của những đòn trừng phạt này còn đang rối bời thì Nga đã thực hiện các bước cần thiết để ưu tiên phát triển công nghệ quốc gia trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Theo người đứng đầu điện Kremlin, Moscow bắt đầu đảm bảo được những năng lực mới, tập trung vào các công nghệ đột phá, đồng thời khẳng định, Chính phủ Nga sẽ không chỉ thực hiện thay thế nhập khẩu mà còn phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

Xem thêm

Cuộc chiến truyền thông – Ai thắng ai?

Cuộc chiến truyền thông – Ai thắng ai?

Truyền thông không chỉ truyền đi thông tin sự thật mà còn truyền cả những thông tin phản sự thật – tùy theo chủ đích của những người làm truyền thông. Truyền thông quan trọng đến mức, trong nhiều trận chiến, ai nắm được truyền thông, người đó gần như chắc chắn nắm được phần thắng.

Có thể bạn quan tâm

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".