Sau các hạn chế xuất khẩu của Mỹ, một công ty chip toàn cầu ngừng giao dịch với khách hàng Trung Quốc

ASML đã yêu cầu nhân viên Hoa Kỳ của mình ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc, theo sau các hạn chế xuất khẩu mới của chính quyền TT Biden.
Sau các hạn chế xuất khẩu của Mỹ, một công ty chip toàn cầu ngừng giao dịch với khách hàng Trung Quốc

ASML, một trong những nhà sản xuất công cụ bán dẫn quan trọng nhất thế giới, đã yêu cầu đội ngũ nhân viên Hoa Kỳ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc, vì các hạn chế xuất khẩu mới nhất của Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip toàn cầu.

Công ty Hà Lan cho biết trong một bản ghi nhớ rằng bất kỳ nhân viên nào của Hoa Kỳ, bao gồm công dân Hoa Kỳ, người có thẻ xanh và công dân nước ngoài sống ở Hoa Kỳ, “đều bị cấm cung cấp một số dịch vụ nhất định cho các công ty Trung Quốc”.

Các nhân viên tại Hoa Kỳ của ASML “phải hạn chế- trực tiếp hoặc gián tiếp - trong việc phục vụ, vận chuyển hoặc cung cấp hỗ trợ cho bất kỳ khách hàng nào ở Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới, trong khi ASML đang tích cực đánh giá xem những cơ sở cụ thể nào bị ảnh hưởng bởi hạn chế này”.

Bản ghi nhớ của ASML đã được người phát ngôn của công ty xác nhận. 

ASML là một trong những công ty quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu vì nó sản xuất một cỗ máy cần thiết để tạo ra những con chip tiên tiến nhất trên thế giới. Công ty có trụ sở tại Hà Lan là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất các máy in thạch bản cực tím này, được sử dụng bởi TSMC - nhà sản xuất chip hàng đầu hiện nay.

Tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành các quy tắc sâu rộng hơn nhằm mục đích hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với thiết bị sản xuất chip và chất bán dẫn quan trọng. Là một phần của các quy tắc, “các cá nhân Hoa Kỳ nếu hỗ trợ sự phát triển hay sản xuất một số loại chip nhất định tại Trung Quốc, bao gồm cả những thiết bị dành cho quân sự, sẽ cần phải có giấy phép”. 

hạn chế xuất khẩu của Mỹ

Những quy tắc mới của Nhà Trắng đang bao trùm một phạm vi khá lớn và các công ty đang cố gắng tìm ra ý nghĩa của nó trong thực tế.

Chúng tôi đang làm việc để đánh giá các quy định mới và tác động của chúng đối với ASML,” công ty cho biết trong bản ghi nhớ. 

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng đã cấp miễn trừ [khỏi các quy tắc hạn chế] cho một số nhà sản xuất chip lớn nhất trên thế giới.

TSMC đã có được giấy phép một năm để tiếp tục mua thiết bị sản xuất chip của Mỹ và gửi nó đến cơ sở sản xuất của mình ở Trung Quốc, Nikkei đưa tin. Các hoạt động của TSMC tại nhà máy Nam Kinh, Trung Quốc, xoay quanh sản xuất những con chip kém tinh vi hơn. TSMC từ chối đưa ra bình luận. 

Washington đặc biệt lo ngại về việc Trung Quốc có được quyền truy cập vào các chip tiên tiến nhất, có thể được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, trí tuệ nhân tạo hoặc siêu máy tính.

Nhà sản xuất chip Hàn Quốc Samsung và SK Hynix cũng đã được miễn trừ khỏi lệnh hạn chế, có thể tiếp tục gửi thiết bị Mỹ đến các nhà máy ở Trung Quốc, Korea Times đưa tin. Samsung đã từ chối bình luận. Trong khi đó, SK Hynix xác nhận trong một tuyên bố rằng công ty cũng như các nhà cung cấp và đối tác kinh doanh hiện sẽ “tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất mạch tích hợp ở Trung Quốc trong một năm mà không cần thêm yêu cầu cấp phép”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…