Làn sóng FinTech đã và đang thay đổi bộ mặt tài chính toàn cầu như thế nào?

Ngành Fintech (công nghệ tài chính) đang làm thay đổi mạnh mẽ cách mà các doanh nghiệp kinh doanh ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong ngành tài chính. Với nền tảng công nghệ tiên tiến, làn sóng Fintech đã

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ, rất nhiều ý tưởng thông minh về khởi nghiệp được đưa ra để giải quyết những rắc rối trong cuộc sống. Tuy nhiên tài chính luôn là một vấn đề gây khó khăn, cản trở đối với nhiều người. Đó là lý do tại sao các tổ chức tài chính như ngân hàng luôn dễ dàng mang về những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc cho vay. Một thực tế không thể phủ nhận là thế giới luôn cần tiền để thực hiện, duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh, những sáng kiến thông minh sẽ góp phần đưa lĩnh vực tài chính sang một kỷ nguyên mới bằng công nghệ tiên tiến và minh bạch, rõ ràng hơn.
FinTech (financial technology) được hiểu là công nghệ tài chính. Đây là những phần mềm và nền tảng kỹ thuật số được tạo ra để cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn và hiệu quả cho khách hàng. Trong năm năm qua, FinTech có sự tăng trưởng vượt trội khoảng 45% hàng năm. TheoCB Insights, trong năm ngoái, ngành này đã nhận được một khoản vốn khổng lồ trị giá 13,7 tỷ USD.

Những nhà hoạt động trong lĩnh vực này phải liên tục cập nhật, phát hiện những mô hình kinh doanh mới nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả hơn, có trách nhiệm và nhanh chóng hơn. Nhờ sự đổi mới của FinTech, việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính chưa bao giờ trở nên dễ dàng như ngày nay đặc biệt là ở thị trường chưa được khai thác như vùng nông thôn nơi chưa cơ sở hạ tầng của nền kinh tế hiện đại.

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, Fintech đang làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nghành công nghiệp tài chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thức mà Fintech đang áp dụng để tạo ra sự thay đổi đó.

1. Cho vay/gọi vốn cộng đồng

Một trong những ngành có lợi nhuận cao nhất trong ngành tài chính là lĩnh vực cho vay. Hầu hết các tổ chức tài chính sử dụng các mô hình sẵn có để tạo ra những mô hình mới phù hợp hơn với mô hình kinh doanh và đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa những cá nhân, tổ chức có tiền tiết kiệm với những cá nhân, tổ chức thiếu nguồn vốn bổ sung với hoạt động chính là chuyển tiết kiệm thành đầu tư để sinh lời đồng thời chấp nhận một phần rủi ro trong giao dịch. FinTech đang thay đổi mô hình kinh doanh này với sự xuất hiện của các khoản cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) loại bỏ hoàn toàn trung gian và kết nối trực tiếp cả hai bên giữa người cho vay và người đi vay nhằm mục đích giảm chi phí trong quá trinh vay mượn. Loại hình cho vay này đã trở nên phổ biến trong vài năm qua và được rất nhiều tổ chức doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ áp dụng.

2. Thanh toán

Một vai trò quan trọng khác của các ngân hàng là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền giữa các bên. Nhiều nguồn tin cho rằng ngân hàng thu về ít nhất 4 tỷ USD hàng năm chỉ từ các khoản lệ phí trong quá trình chuyển tiền. FinTech đang nỗ lực cung cấp các điều khoản tốt hơn khi thực hiện chuyển tiền giữa các cá nhân, tổ chức.

Sự phát triển đáng chú ý nhất là trong các khoản thanh toán nội địa và quốc tế. Một số công ty Fintech như Paypal, TransferWise, và Stripe đang từng bước tạo ra sự dễ dàng và nhanh chóng trong quá trình chuyển tiền và thanh toán.

Sự đổi mới của các dịch vụ như M-Pesa - giải pháp ngân hàng di động để thanh toán nội địa đã làm thay đổi cách mọi người gửi tiết kiệm và thanh toán. Là một khách hàng, bạn cũng có thể xác định dịch vụ nào tốt nhất, phù hợp nhất bằng cách sử dụng các dịch vụ như WireCompare.

3. Cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến

Trong khi hình thức kinh doanh bán lẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực và phải thu hẹp quy mô, các cửa hàng trực tuyến lại ngày càng được mở rộng và thu hút được số lượng lớn khách hàng. Chính xác mà nói, khách hàng bị hấp dẫn bởi trải nghiệm mua sắm trực tuyến không chỉ vì khả năng nhanh chóng mà còn là sự an toàn mà nó mang lại.

Khi mọi người được thông tin nhiều hơn về hình thức lừa đảo trực tuyến, họ sẽ tìm cách có thể mua và bán hàng hóa mà không phải lo sợ bị lừa mất tiền. Hình thức chợ trực tuyến chỉ phát triển khi có càng nhiều lượt người truy cập trực tuyến, do đó, các công ty như Stripe và PayPal đang tìm cách xây dựng môi trường an toàn nhất có thể phục vụ khách hàng trong quá trinh mua bán như dịch vụ Flint và WePay hỗ trợ thanh toán từ khu vực bán lẻ.

4. Tạo điều kiện để thanh toán nhanh chóng

Để phát triển, các doanh nghiệp cần thu hồi các hóa đơn nợ đúng hạn, đúng theo quy định. Việc tích lũy nợ xấu chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp phát triển trì trệ do thiếu vốn quay vòng sản xuất. Khi không thể giải quyết ổn thỏa các hóa đơn, chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách khác để thanh toán cho chủ nợ.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất khả năng tạo lợi nhuận, có thể phải ngừng hoạt động sản xuất và đóng của bất cứ lúc nào. Với mục tiêu giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, nhiều công ty như Invoice Ninja đang nỗ lực trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ thu hồi các khoản nợ để tăng doanh thu hằng tháng. Bằng cách lập hóa đơn và yêu cầu người nợ trả đúng hạn, doanh nghiệp không chỉ có vốn để quay vòng sản xuất mà còn tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sinh lời.

Với nhiều vấn đề tồn tại trong chính sách và tổ chức tài chính hiện tại, công nghệ FinTech đang tạo ra những điều tuyệt vời góp phần cải thiện ngành tài chính. Do đó, điều quan trọng ở đây là các cá nhân tổ chức phải biết nắm bắt và theo kịp công nghệ này.

Có thể bạn quan tâm