Bốn năm trước, ông Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử nhiều tranh cãi thứ… 2 trong lịch sử (4 năm sau, cũng chính ông đã thất bại trong cuộc bầu cử nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử). Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump quyết tâm giành lại việc làm cho công nhân Mỹ và hồi sinh nền tảng sản xuất của Mỹ. Ông cam kết cắt giảm thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc bằng cách buộc nước này mua thêm dầu, thực phẩm và hàng hóa công nghiệp từ Mỹ.
Nhưng mọi thứ đã không diễn ra như kế hoạch. Tháng 11/2020 là tháng bận rộn nhất trong lịch sử của cảng Los Angeles, với 20 tàu container được dỡ hàng mỗi ngày - chủ yếu đến từ Trung Quốc, quốc gia đã vận chuyển kỷ lục 52 tỷ USD hàng hóa qua Thái Bình Dương trong tháng đó.
Ông Trump đã tuyên bố chống lại toàn cầu hóa từ đầu đến cuối chính quyền của mình, hứa sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh của Trung Quốc và đánh bại "ý thức hệ của chủ nghĩa toàn cầu". Nhưng cuối cùng - và không có gì đáng ngạc nhiên – ông đã phải ra đi trong cay đắng.
Thế giới của Orwell?
Thế giới ngày nay đang bị bao vây bởi những siêu xu hướng trái ngược. Căng thẳng lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại, công nghệ và vấn đề Đài Loan, nhưng cũng là giai đoạn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng kết nối mới từ đường sắt vận chuyển hàng hóa đến cáp internet. Chủ nghĩa bảo hộ và chính sách công nghiệp nhằm tăng cường sản xuất nội địa và thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp, nhưng cũng cạnh tranh gay gắt để xuất khẩu công nghệ kỹ thuật số và thu hút đầu tư vào thị trường vốn. Chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa bài ngoại và hạn chế di cư song song với cuộc chiến giành tài năng, thu hút sinh viên, y tá và công nhân kỹ thuật cao.
Kịch bản kéo các chủ đề này lại với nhau tốt nhất là kịch bản mà George Orwell đã từng đề cập trong cuốn tiểu thuyết “1984”: Một bối cảnh địa chính trị ba cực gồm các khu vực quy mô lục địa cạnh tranh trong một cuộc chiến tranh giành tài nguyên, chuỗi cung ứng và thị trường. Thay vì Oceania, Eastasia và Eurasia, ngày nay chúng ta có Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Cũng giống như ba siêu nhà nước liên lục địa của Orwell, sự liên kết của những khu vực địa chính trị này chồng chéo và đan xen nhau: Châu Á là khu vực đa cực trong thế giới đa cực này. Châu Âu là trung tâm văn hóa của phương Tây nhưng lại nghiêng về phương Đông về mặt thương mại; Hoa Kỳ (Bắc Mỹ) cách xa Á - Âu về mặt địa lý, nhưng đã thiết lập được đối thoại "Tứ giác an ninh" với các cường quốc châu Á bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tại Ấn Độ - Thái Bình Dương làm đồng minh để ngăn chặn sự tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Về phía mình, Trung Quốc cũng có “Vành đai và Con đường” để tạo nên một mạng lưới phụ thuộc trên phần lớn các nước đang phát triển.
Trong khi nhiều nhà bình luận cho rằng chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên địa chính trị mới và để lại một kỷ nguyên cũ của thương mại toàn cầu hóa, thì thật sai lầm khi phản đối hai kịch bản này. Toàn cầu hóa và địa chính trị không phải là những lực lượng đối lập, như thể sự cạnh tranh làm đảo ngược sự phụ thuộc lẫn nhau. Nếu không có tham vọng đế quốc của người La Mã, người Mông Cổ, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Hà Lan, người Anh và người Mỹ, chúng ta sẽ không có toàn cầu hóa. Địa chính trị và toàn cầu hóa không là gì nếu không phải là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Theo đó, thời kỳ cạnh tranh quyền lực lớn mới này hầu như không phù hợp với từ thông dụng "Deglobalization", một thuật ngữ được đặt ra sau mỗi cuộc khủng hoảng chọn một xu hướng giảm duy nhất và nâng nó lên thành số phận của chính toàn cầu hóa. Ngược lại, chưa bao giờ sức mạnh của thế giới lại được phân bổ theo địa lý, với sự hội nhập nội khu vực đang tăng tốc được thể hiện rõ nhất với Thỏa thuận Hoa Kỳ - Mexico – Canada (USMCA – được coi là bản nâng cấp của NAFTA) ở Bắc Mỹ và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ở Châu Á. Nhưng có một điểm khác biệt chính: Trong khi kỷ nguyên toàn cầu hóa trước đây được coi là sự tàn lụi của chủ quyền nhà nước, thì kỷ nguyên toàn cầu hóa mới sẽ do nhà nước định hướng.
Người châu Âu và châu Á, người Mỹ Latinh và người châu Phi, thực hành "đa hướng" khôn ngoan theo mọi hướng. Thực tế này phản lại lý thuyết về "Thế giới G-2" – Thuật ngữ được các nhà kinh tế học đưa ra để chỉ một thế giới chỉ có hai siêu cường quốc kinh tế luôn cạnh tranh với nhau để hướng tới ngôi vị bá chủ. Một thế giới mà tại đó các quốc gia còn lại buộc phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Trung Quốc. Toàn cầu hóa sẽ là một thị trường sôi động, trong đó các cường quốc phải chứng minh sự phù hợp và chất lượng của mình với tư cách là nhà cung cấp vốn, công nghệ, năng lượng, hỗ trợ quân sự và các dịch vụ khác.
Từ độc quyền sang thị trường
Ít ai nhớ rằng một trong số rất nhiều vụ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các hòn đảo (Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), đã diễn ra hơn một thập kỷ trước. Nhưng sau khi một tàu đánh cá của Trung Quốc va chạm với tàu Cảnh sát biển Nhật Bản vào tháng 9/2010, Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng bằng cách đình chỉ xuất khẩu khoáng sản đất hiếm cho một trong những đối tác thương mại lớn nhất của họ. Nhật Bản đã phản ứng bằng cách nhanh chóng chuyển luồng vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Khi cả Nhật Bản và Mỹ bắt đầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng khoáng sản bên ngoài Trung Quốc, thị phần của nước này đã giảm từ 95% năm 2010 xuống còn 70% vào năm 2018.
“Vụ đất hiếm” này là một lời nhắc nhở rằng các công ty độc quyền chỉ tồn tại một cách tương đối. Điều này cũng đúng với nguồn cung cấp dầu mỏ, tiền tệ dự trữ hoặc thiết bị 5G - sự thống trị không bao giờ được đảm bảo và có thể bị “bóp” lại một cách từ từ hoặc nhanh chóng.
Sự phát triển hệ thống toàn cầu của đã khá rõ ràng. Nhiều quốc gia đang sử dụng chính sách công nghiệp để thúc đẩy đổi mới và chiếm thị phần lớn hơn trong lĩnh vực sản xuất, năng lượng sạch, lưu trữ dữ liệu đám mây và các thị trường khác, khiến toàn cầu hóa trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết khi một lớp cơ sở hạ tầng mới trải khắp hành tinh, thương mại dịch vụ kỹ thuật số tăng lên và thị trường vốn mở.
Điều này vẫn đúng ngay cả khi Bắc Mỹ và Châu Âu cố gắng xây dựng các chuỗi cung ứng sản xuất trong nước và gần bờ trong lĩnh vực điện tử, dược phẩm và các lĩnh vực khác. Apple bắt đầu sản xuất MacBook ở Texas tại một nhà máy thuộc sở hữu của Flex vào năm 2012 - nơi họ nhập khẩu màn hình và chip máy tính từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Chip M1 do ARM thiết kế "in-house" mới của Apple do TSMC của Đài Loan sản xuất. Ngày càng có nhiều xe "Mỹ" được sản xuất tại Mexico với các bộ phận từ châu Á hơn bao giờ hết. Trong khi đó, châu Âu cũng đang nhập khẩu thiết bị Trung Quốc, quần áo và cà phê của Việt Nam với khối lượng ngày càng tăng. Tất cả những tranh luận về toàn cầu hóa đều phiến diện trước những thông tin ấy.
Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến mặt trái của chính sách công nghiệp: Thúc đẩy xuất khẩu. Liên minh châu Âu hiện có các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam - hai hiệp định sau này mở đường cho một hiệp định thương mại tự do cuối cùng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Vương quốc Anh cũng vậy, đã cố gắng hoàn thành một hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản vào năm 2020. Hầu hết các thành viên EU đều nhận ra rằng họ cần phải bắt chước mô hình của Đức về thúc đẩy xuất khẩu để tạo việc làm và tạo ra tăng trưởng.
Việc EU vội vàng ký kết Hiệp định Toàn diện về Đầu tư với Trung Quốc (CAI) nhấn mạnh tham vọng mở rộng lợi thế của EU so với Mỹ trong việc tiếp cận các thị trường châu Á. EU không chỉ phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn Hoa Kỳ, mà các khoản nợ lương hưu còn tồn đọng của EU còn lớn hơn và cấp bách hơn nhiều. Do đó, châu Âu không thể áp đặt ý thức hệ của mình trong mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù trong mọi trường hợp, Thủ tướng Đức Angela Merkel tin vào câu thần chú "Wandel durch Handel" (Chuyển đổi thông qua thương mại).
Thương mại của Châu Âu với Châu Á - bao gồm Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Ấn Độ - đạt 1,6 nghìn tỷ USD/năm, lớn hơn nhiều so với thương mại của Châu Âu với Bắc Mỹ. Đây là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự chuyển dịch không thể đảo ngược của trọng tâm kinh tế toàn cầu về phía đông, từ xuyên Đại Tây Dương sang Âu-Á. Nó cũng như một chỉ báo rõ ràng cho chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden: Kết giao với châu Á, hoặc để mất thêm các công ty Mỹ vào tay châu Á.
Còn tiếp