Bộ Quốc phòng Mỹ trình bày ý tưởng mới về một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến toàn cầu, tích hợp hệ thống chỉ định mục tiêu và trinh sát, sử dụng hệ thống vệ tinh chòm sao, khinh khí cầu, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không để điều hành tác chiến và kiểm soát binh lực trên chiến trường với tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.
Quân đội Mỹ hy vọng sẽ sớm bắt đầu chế tạo nguyên mẫu trạm chỉ huy, điều hành tác chiến mặt đất cơ động đa năng đầu tiên, được đặt tên là TITAN năm 2021. TITAN là viết tắt của “The Tactical Intelligence Targeting Access Node” (Điểm truy cấp hệ thống Tình báo Chiến thuật, Chỉ thị mục tiêu). Đây là trạm chỉ huy điều hành tác chiến lục quân đa miền phục vụ cho chỉ huy, trinh sát, kiểm soát và truyền thông, hỗ trợ hoạt động tác chiến của các lực lượng quân đội Mỹ trên chiến trường đa miền ((MDO).
Ý tưởng này nhằm mục đích kết nối hệ thống các cảm biến và hỏa lực trên các miền tác chiến: trên không, đất liền, trên biển, trong không gian và không gian mạng để có thể chia sẻ dữ liệu tọa độ mục tiêu trong vài giây, hỗ trợ sĩ quan chỉ huy lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định tiêu diệt.
Sơ đồ tích hợp cơ sở dữ liệu tình báo, trinh sát, giám sát đa miền tại một trạm TITAN
“Chương trình hiện đang trong quá trình Phân tích các giải pháp thay thế “Analysis of Alternatives” (AoA), định hình những yêu cầu cuối cùng và khả năng của hệ thống ở từng cấp độ” - phát ngôn viên dự án Hệ thống Tình báo & Phân tích của Quân đội “Army’s Project Intelligence Systems & Analytics” cho biết.
Mục đích đặt ra là hình thành một “chương trình ghi nhớ” chính thức để phát triển và mua sắm hệ thống mới. “Các nỗ lực tạo nguyên mẫu ban đầu và thiết kế hệ thống sẽ bắt đầu vào năm tài chính FY21 và phát triển nhiều nguyên mẫu vào năm tài chính FY22”.
Hệ thống tình báo, trinh sát, chỉ thị mục tiêu và điều hành tác chiến đa miền
TITAN trong tương lai sẽ là một điểm nút quan trọng trong mạng lưới chỉ huy và kiểm soát chung toàn miền (JADC2) của quân đội, tích hợp và nhất thể hóa dữ liệu từ các cảm biến mặt đất, trên không và trong không gian. Hai miền còn lại hệ thống sẽ không tác động đến là biển – đại dương và không gian mạng.
Một trạm TITAN mặt đất “hợp nhất” có thể lấy dữ liệu không chỉ từ vệ tinh mà còn từ những cảm biến tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trên không và trên mặt đất để cung cấp dữ liệu tấn công mục tiêu trực tiếp cho Hệ thống Hỏa lực Chính xác Tầm xa (LRPF) của quân đội.
Phát ngôn viên chương trình cho biết: “TITAN là một trạm tập hợp dữ liệu mở rộng, mang tính chiến thuật, viễn chinh hoặc ‘điểm’tích hợp dữ liệu từ trang thiết bị và lực lượng tình báo của Bộ Quốc phòng, Cộng đồng Tình báo Mỹ".
“Nhất thể hóa dữ liệu được thu thập bao gồm các khả năng ISR trên không gian, các hệ thống trinh sát, tình báo và giám sát trên không và trên mặt đất như Hệ thống cảm biến đa miền (MDSS) và Hệ thống trinh sát, tình báo đa lớp mặt đất (TLS).”
Hệ thống TITAN sẽ sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI và Máy học (Machine Learning) sẽ cho phép Quân đội Mỹ nhanh chóng phát hiện, xác định đặc điểm và khả năng hành động của các mối đe dọa "với tốc độ nhanh chóng theo yêu cầu trong các hoạt động tác chiến đa miền trong toàn bộ diễn biến tình huống, từ cạnh tranh lợi ích đến khủng hoảng và xung đột".
“Các nguyên mẫu phát triển bổ sung trong năm tài chính FY22 sẽ bao gồm khả năng tiếp cận lớp cảm biến trong không gian, trên không và mặt đất và được tích hợp, hiển thị trong một thể thống nhất. Khả năng Thử nghiệm & Đánh giá và ra quyết định sản xuất TITAN sẽ được tiến hành cuối năm tài chính FY23. Các hệ thống TITAN đầu tiên sẽ bắt đầu đi vào khai thác sử dụng trong năm tài chính FY24.
Quân đội Mỹ hiện đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Phát triển Không gian để đảm bảo rằng TITAN có thể được phép sử dụng các Chòm sao vệ tinh Quỹ đạo Trái đất thấp khác nhau, đang được phát triển theo kế hoạch Kiến trúc Không gian Quốc phòng Quốc gia của cơ quan này.
Ngoài ra, trong tương lai TITAN sẽ tích hợp với Hệ thống quản lý tác chiến nâng cao (ABMS) của Không quân, đang làm việc trên nhiều loại phần mềm và phần cứng tiên tiến, làm nền tảng cho mạng lưới chỉ huy và kiểm soát chung toàn miền (JADC2).