Lee Jae-yong bắt đầu củng cố quyền lực tại Samsung

Động thái này cho thấy nỗ lực củng cố sự hiện diện của ông Lee Jae-yong trong vai trò người lãnh đạo mới của Tập đoàn Samsung...
Lee Jae-yong bắt đầu củng cố quyền lực tại Samsung

The hãng thông tấn Yonhap, cuối tuần trước, Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong, 50 tuổi, còn được gọi là "Thái tử Samsung", được tăng nhiệm kỳ chủ tịch tại tổ chức phúc lợi công Samsung Life - động thái được xem là nhằm gia tăng hiện diện của ông với vai trò người thừa kế đế chế kinh doanh số 1 Hàn Quốc.

Cụ thể, tổ chức phúc lợi công Samsung Life quyết định tăng nhiệm kỳ của ông Lee Jae-yong thêm 3 năm kể từ khi ông được bổ nhiệm làm chủ tịch vào năm 2015. Ông Lee Jae-yong đảm nhiệm vị trí này sau khi cha ông - Lee Kun-hee phải nhập viện vì suy tim.

Tổ chức này được thành lập vào năm 1982, hiện đang hỗ trợ nhiều dự án cho người có thu nhập thấp và điều hành Trung tâm y tế Samsung.

Tổ chức phúc lợi này cho biết quyết định trên xuất phát từ việc ông Lee Jae-yong có "hiểu biết sâu sắc về tinh thần của tổ chức hơn bất kỳ ai".

Theo giới phân tích, động thái này cho thấy nỗ lực của Samsung trong việc củng cố sự hiện diện của ông Lee Jae-yong với vai trò người lãnh đạo mới của Tập đoàn Samsung Group - nhà sản xuất chíp và smartphone lớn nhất thế giới, cũng là tập đoàn gia đình lớn nhất tại Hàn Quốc. Đế chế Samsung được thành lập bởi ông Lee Byung-chul - người cũng từng là chủ tịch của tổ chức phúc lợi công Samsung Life.

Trước đó, một số chuyên gia dự báo rằng tổ chức này sẽ không tăng nhiệm kỳ chủ tịch cho Lee Jae-yong sau khi ông bị bắt và tuyên án 5 năm tù với nhiều tội danh. "Thái tử" của tập đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc đã phải ngồi tù tổng cộng 353 ngày.

Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm ngày 5/2/2018 đã xóa bỏ nhiều tội danh, đình chỉ án tù và trả tự do cho ông Lee. Tòa phúc thẩm còn giảm án một nửa án tù cho ông Lee xuống còn 2,5 năm. Ông Lee sẽ chịu thời gian thử thách trong vòng 4 năm.

Sau khi ra tù, ngày 25/3, ông Lee đã thực hiện chuyến công tác tới châu Âu - hoạt động liên quan tới việc kinh doanh đầu tiên sau khi ra tù. Theo giới phân tích, chuyến công tác này nhằm tìm kiếm các thương vụ thâu tóm, sáp nhập quy mô lớn trên thế giới - vốn đã bị trì hoãn sau khi ông Lee bị bắt và chịu án tù, đồng thời tìm kiếm thêm nguồn doanh thu mới cho tập đoàn.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?