Libya: LNA tuyên bố áp đặt vùng cấm bay, bắn hạ UAV của Thổ Nhĩ Kỳ ở Tripoli

Ngày 22/01/2020 , Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy tuyên bố không phận Tripoli và các vùng lân cận là “vùng cấm bay”.LNA pháo kích vào sân bay quốc tế Tripoli và bắn hạ UAV của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia Libya.

Tướng Haftar đe dọa sẽ bắn hạ các máy bay, ám chỉ những máy bay dân sự chở các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đến Libya, để chiến đấu trong hàng ngũ của GNA.

Lưu ý là, GNA được Liên Hợp Quốc công nhận như một chính quyền hợp pháp ở Libya.

Tuy nhiên, LNA cáo buộc GNA ủng hộ và sử dụng lực lượng khủng bố, tấn công người dân Libya.

Chuẩn tướng Ahmed Al-Mesmari - phát ngôn viên lực lượng LNA - cho biết, khu vực cấm bay giới hạn từ Giryan, kéo dài 120 km (75 dặm) về phía nam thủ đô Tripoli và thành phố Terhune, và 90 km về phía đông nam (56 dặm ) cùng khu vực bãi biển Tripoli, bao gồm cả sân bay Mitiga ở thủ đô của Libya.

Cùng ngày 22.01.2020, LNA phóng tên lửa 6 tên lửa Grad tấn công sân bay quốc tế Mitiga, như một cảnh báo với các quốc gia ủng hộ GNA.

LNA bắn hạ một UAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ở Tripoli

Trang tin Al-Mesmari, lực lượng phòng không LNA bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ. UAV này xuất kích từ sân bay quốc tế Mitiga và dự kiến sẽ không kích các đơn vị LNA đang tiến công vào Tripoli.

Tính đến ngày 24.01.2020, giao chiến đang diễn ra ác liệt ở Tripoli, trong khu vực Abu Salem phía nam thành phố. Lực lượng GNA bắn phá vào các vị trí của LNA ở Wadi Al Rabie, phía nam Tripoli.

Sản xuất dầu và xuất khẩu dầu của Libya vẫn bị LNA ngăn chặn, mặc dù Mỹ và nhiều quốc gia khác đang kêu gọi dỡ bỏ phong tỏa.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, lực lượng LNA tấn công sân bay quốc tế Mitiga bằng 11 tên lửa rockets Grad. Theo ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi các bên tham chiến tôn trọng đề xuất này.

Nhưng ông Erdogan cũng tuyên bố: “Chúng tôi đang hỗ trợ các lực lượng dân quân của chính phủ Fayez al-Sarraj (LNA), cung cấp sự hỗ trợ về vật chất và chiến lược tiến hành chiến tranh, đây là chính sách được quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn”.

Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang viện trợ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh đồng thời đưa các chiến binh Hồi giáo cực đoan từ Syria sang chiến đấu ở Libya.

Chính những động thái này đã khiến LNA đẩy mạnh tiến công vào Tripoli nhằm ngăn chặn tình huống GNA và lực lượng Hồi giáo thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có thể lật ngược thế cờ.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...