Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga huấn luyện chiến đấu ở Nagorno - Karabakh

Quân nhân các đơn vị lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh bắt đầu các bài tập huấn luyện chiến đấu thường xuyên trên các bãi tập ở Stepanakert và Mardakert.

Các binh sĩ quân đội Nga chủ yếu huấn luyện diễn tập chiến đấu phòng ngự phản công, trong đó tập trung sử dụng các loại vũ khí bộ binh thông thường, súng máy hạng nặng, súng bắn tỉa, súng phóng lựu và hỏa lực xe thiết giáp "BTR-82A". Đặc biệt chú ý là diễn tập sử dụng lựu đạn chống lại các tốp chiến binh trên khoảng cách lớn hơn 25 m, trên địa hình đồi núi.

Tình hình khá bình ổn và nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ diễn ra 24/24, nhưng rút kinh nghiệm từ chiến trường Syria, chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình lên kế hoạch cho các lớp huấn luyện chiến đấu, chủ yếu là chiến thuật phòng ngự, chiến thuật đặc công, hỏa lực, huấn luyện lái xe chiến đấu và các phương tiện cơ giới bánh lốp khác.

Khoảng 200 quân nhân Nga tham gia quay vòng huấn luyện thường xuyên, sử dụng 20 trang thiết bị các loại.

Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai để kiểm soát lệnh ngừng bắn và các hoạt động quân sự ở Nagorno-Karabakh. Thực hiện nhiệm vụ là các đơn vị thuộc lữ đoàn Bộ binh Cơ giới (Gìn giữ Hòa bình) số 15 của Quân khu Trung tâm.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...