LVMH gặp khó khi hàng xa xỉ Châu Âu hụt hơi tại Trung Quốc

Tình trạng bất ổn kinh tế khiến doanh số hàng xa xỉ tại Trung Quốc sụt giảm mạnh, buộc LVMH cùng các đối thủ như Kering và Richemont phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh…

LVMH gặp khó khi hàng xa xỉ Châu Âu hụt hơi tại Trung Quốc

Theo báo cáo từ công ty tư vấn Bain & Co., doanh số hàng xa xỉ cá nhân trên toàn cầu - bao gồm quần áo, phụ kiện và mỹ phẩm - dự kiến sẽ chỉ tăng khiêm tốn ở mức 0 - 4% trong năm nay.

Trong đó, tình trạng ảm đảm có thể thấy rõ nhất tại Trung Quốc, khi mà bất ổn kinh tế kéo dài khiến người tiêu dùng trung lưu è dè chi tiêu còn giới nhà giàu lại thận trọng hơn trong việc phô trương tài sản.

“Khách hàng Trung Quốc từng là một trong những động lực tăng trưởng chính của ngành xa xỉ sau giai đoạn đại dịch. Do vậy, tình hình suy giảm doanh số hiện nay là rất đáng báo động”, các nhà phân tích tại Ngân hàng Bank of America nhận xét.

Dự kiến, quý 3/2024 sẽ là quý kinh doanh tồi tệ nhất của ngành hàng xa xỉ nói chung và LVMH nói riêng trong vòng 4 năm qua, có nguy cơ ghi nhận mức giảm 1% doanh số hữu cơ so với cùng kỳ năm ngoái. Giới phân tích cũng đã hạ dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho năm 2025 xuống mức trung bình 17%.

LVMH, tập đoàn sở hữu các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Dior, Tiffany & Co và Sephora, sẽ công bố doanh thu quý 3 vào ngày 15/10.

Mặc dù các mặt hàng xa xỉ ít có khả năng trở thành mục tiêu “trả đũa” thương mại của Trung Quốc đối với Liên Minh Châu Âu (EU), nhưng theo quan sát của CEO Trajectry Patrice Nordey, doanh số hàng xa xỉ tại quốc gia tỷ dân sẽ giảm 10% trong năm 2024, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng trưởng 5 - 6% hồi đầu năm. “Các rào cản tăng trưởng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ giới thượng lưu, tầng lớp trung lưu, thế hệ Gen Z cho đến cả những kênh bán lẻ cho khách du lịch. Hiện có quá nhiều thách thức mà các thương hiệu đều phải đối mặt”, ông Nordey giải thích.

Vào tuần trước, các nhà kinh tế của TD Cowen đã hạ dự báo doanh số hữu cơ quý 3 của LVMH và đối thủ Kering xuống còn 2,9% và -10,4%. Doanh số quý 2/2024 của Richemont, kết thúc vào tháng 9, cũng được điều chỉnh còn 2%.

Cổ phiếu của LVMH, cùng với các đối thủ như Kering (sở hữu Gucci), Hermès và Richemont (sở hữu Cartier), đã trải qua vô số biến động mạnh kể từ đầu năm đến nay.

Markus Hansen, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Vontobel – công ty nắm trong tay cổ phần của cả LVMH, Hermès và Richemont – cho biết niềm tin tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn giảm sút do cuộc suy thoái của thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, nếu tâm lý được cải thiện, dù chỉ một phần, chi tiêu cho hàng xa xỉ sẽ được phục hồi, ông Hansen đánh giá.

Các nhà đầu của tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH kỳ vọng, những cam kết và biện pháp kích thích tài chính mới của Trung Quốc sẽ giúp vực dậy tinh thần của tầng lớp trung lưu và giới nhà giàu nước này, thôi thúc họ chi tiêu hào phóng cho những sản phẩm và thiết kế cao cấp trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là dịp lễ Ngày Độc thân (11/11) – sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm tại Trung Quốc.

Có ý kiến lạc quan cho rằng, người tiêu dùng Trung Quốc chắc chắn sẽ lấy lại hứng thú với thời trang cao cấp vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Tập đoàn tài chính Mỹ Jefferies cũng chỉ ra một số tín hiệu xung quanh việc nhu cầu sẽ tăng trở lại vào giữa năm 2025.

Trong nỗ lực mở rộng thị phần tại Trung Quốc, LVMH gần đây tăng cường hợp tác với Alibaba để tận dụng năng lực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo của tập đoàn thương mại điện tử này. Ngoài ra, đơn vị bán lẻ du lịch của LVMH, DFS Group, cũng đang xây dựng một khu phức hợp mua sắm và giải trí lớn tại đảo Hải Nam. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc với hàng loạt chính sách miễn thuế.

Xem thêm

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh thiếu niên Trung Quốc đã tăng vọt lên 17,1% vào tháng 7, mức cao nhất trong tám tháng kể từ khi Cục Thống kê (NBS) nước này áp dụng phương pháp tính mới…

Nhiều “ông lớn” tiêu dùng lao đao vì Trung Quốc

Nhiều “ông lớn” tiêu dùng lao đao vì Trung Quốc

Các doanh nghiệp quốc tế đang phải đối mặt với một thực tế phũ phàng rằng Trung Quốc, thị trường từng được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bùng nổ, giờ đây lại trở thành một điểm nghẽn doanh số…

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ