Nhiều “ông lớn” tiêu dùng lao đao vì Trung Quốc

Các doanh nghiệp quốc tế đang phải đối mặt với một thực tế phũ phàng rằng Trung Quốc, thị trường từng được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bùng nổ, giờ đây lại trở thành một điểm nghẽn doanh số…

fvk5xhlh6vlanesqzpwtm4pwke-3202.jpg
Nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn chưa thể phục hồi như dự kiến

Nền kinh tế thứ 2 thế giới từ lâu đã có sức hấp dẫn đặc biệt trong mắt các tập đoàn đa quốc gia nhờ thị trường rộng lớn mang đến tiềm năng khổng lồ. Tuy nhiên, thực trạng tăng trưởng chậm lại và cạnh tranh nội địa khốc liệt giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang đang đè nặng lên lợi nhuận của nhiều công ty hàng đầu.

"Tâm lý tiêu dùng ở Trung Quốc đang khá ảm đạm. Người dân có xu hướng tiết kiệm và tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ hơn," Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của McDonald's, Christopher Kempczinski, cho biết trong cuộc họp với các nhà đầu tư.

Doanh số bán hàng của McDonald’s tại các thị trường quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, đã giảm 1,3% so với năm ngoái. Và xu hướng này cũng đang được thấy rõ trong các báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác.

NHU CẦU SUY GIẢM, DOANH NGHIỆP NGOẠI “THẤT THẦN”

Apple cho biết doanh số tại Trung Quốc đại lục đã giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý kết thúc vào cuối tháng 6; trong khi Johnson & Johnson mô tả thị trường Trung Quốc là "rất biến động" và kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.

108015975-1722816964415-gettyimages-2163911857-cfoto-amcdonal240730-npwtl-7307.jpeg
Một cửa hàng McDonald's tại Hồ Bắc, Trung Quốc

Còn tại General Mills, sau khởi đầu mạnh mẽ đầu năm, kết quả doanh thu quý 2 của tập đoàn tại Trung Quốc đã chứng kiến mức sụt giảm lên đến hai số, ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng cả năm của doanh nghiệp. Nguyên do được xác định là bởi xu hướng tiêu dùng trì trệ, từ đó tác động đến toàn bộ hệ thống kem Haagen-Dazs và các cửa hàng bánh bao cao cấp Wanchai Ferry của tập đoàn.

Nhà sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble cũng báo cáo doanh số tại Trung Quốc giảm 9% trong quý kết thúc vào cuối tháng 6, mặc dù họ đã điều chỉnh lại danh mục sản phẩm thông qua chiến lược địa phương hóa. Công ty không đặt kỳ vọng tăng trưởng phục hồi trở lại ở mức hai con số như trước đại dịch Covid-19, mà thay vào đó dự đoán mức trung bình như các thị trường phát triển khác.

Marriott International, tập đoàn điều hành hệ thống khách sạn 5 sao, cũng đã hạ dự báo tăng trưởng doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) năm 2024 xuống 3-4% do hoạt động ở Trung Quốc tiếp tục đình trệ cùng hiệu suất chậm lại tại Mỹ và Canada.

Tính riêng trong quý 2, RevPAR của Marriott tại Đại Trung Quốc giảm khoảng 4%, một phần do du khách Trung Quốc chọn đi du lịch nước ngoài trong khi du lịch nội địa còn khá thưa thớt. Tuy nhiên, tập đoàn xác nhận rằng họ vẫn ký kết được số lượng dự án mới cao kỷ lục trong nửa đầu năm tại Trung Quốc.

Tương tự, mặc dù gặp khó khăn, McDonald’s và Domino’s đều giữ vững mục tiêu mở rộng tại Trung Quốc, với kế hoạch mở thêm 1.000 cửa hàng mỗi năm.

CẠNH TRANH NỘI ĐỊA

Hiệu suất hoạt động của Coca-Cola tiếp tục đi xuống ở thị trường Trung Quốc, nơi doanh số trái ngược hoàn toàn với đà tăng trưởng mạnh mẽ ở Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh thu hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,51 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 28/6.

Chủ tịch kiêm CEO của Coca-Cola, James Quincey cho biết, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang đối mặt với một số vấn đề cơ cấu xung quanh bất động sản và giá cả tiêu dùng, dẫn đến thực trạng suy giảm chung. Tuy nhiên, ông khẳng định sự sụt giảm về khối lượng bán hàng tại Trung Quốc hoàn toàn do công ty chuyển hướng từ các sản phẩm nước uống không có lãi sang nước có gas, nước trái cây và trà.

Việc phải điều chỉnh sản phẩm và chương trình khuyến mãi là một thách thức phổ biến mà các công ty Mỹ đối mặt.

luckin-vs-starbucks-in-china-5868.jpg
Hoạt động của Starbucks gặp khó khăn trước các đối thủ địa phương

CEO của Starbucks, Laxman Narasimhan chia sẻ rằng công ty đã nhận thấy động thái chi tiêu thận trọng hơn của người tiêu dùng và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong năm qua. “Xu hướng mở rộng mạng lưới cửa hàng của các thương hiệu nội địa và cuộc chiến giá cả tại phân khúc đại chúng đã gây ra sự xáo trộn đáng kể cho môi trường kinh doanh chung”, ông Narasimhan nói trong một cuộc họp tài chính.

Starbucks báo cáo doanh số tại các cửa hàng cùng hệ thống ở Trung Quốc giảm 14% trong quý kết thúc vào ngày 30/6, lớn hơn nhiều so với mức giảm 2% tại Mỹ.

Đối thủ Trung Quốc của Starbucks, Luckin Coffee, với giá thành sản phẩm chỉ bằng một nửa Starbucks, cũng ghi nhận doanh số tại cùng một cửa hàng giảm 20,9% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng doanh thu vẫn tăng 40% lên 863,7 triệu USD. Luckin có hơn 13.000 cửa hàng tự vận hành, chủ yếu ở Trung Quốc.

Starbucks cho biết doanh thu từ 7.306 cửa hàng tại Trung Quốc của họ đã giảm 11%, còn 733,8 triệu USD trong cùng kỳ.

Trên thực tế, cả hai thương hiệu đều phải đối mặt với nhiều đối thủ nội địa khác, như Cotti Coffee ở phân khúc thấp hơn đến Peet’s ở phân khúc cao hơn. Các báo cáo công khai về hoạt động kinh doanh của Peet’s tại Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng hai con số trong nửa đầu năm nay.

ĐIỂM SÁNG TRONG BỨC TRANH TIÊU DÙNG

Tất nhiên, không phải doanh nghiệp tiêu dùng nào cũng phải đối mặt với khó khăn tại thị trường tỷ dân. Trong đó, mảng hàng tiêu dùng thời trang và đồ thể thao đã cho thấy khởi sắc.

Cụ thể, thương hiệu Canada Goose báo cáo doanh số tại Trung Quốc tăng 12,3%, đạt 15,8 triệu USD trong quý kết thúc vào ngày 30/6. Một số công ty giày thể thao khác cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực tại Trung Quốc, mặc dù vẫn còn lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chững lại trong thời gian tới.

Nike công bố doanh thu tại Trung Quốc tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 15% tổng doanh thu toàn cầu của công ty trong quý kết thúc vào ngày 31/5. Matthew Friend, Giám đốc tài chính và phó chủ tịch điều hành của Nike chia sẻ: "Dù triển vọng ngắn hạn đang yếu đi, nhưng chúng tôi vẫn tự tin vào vị thế cạnh tranh của Nike tại Trung Quốc trong dài hạn”.

5df09131a310cf3e97ab2004-9024.jpeg
Cả Nike và Adidas vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định tại thị trường Trung Quốc

Trong khi đó, Adidas báo cáo doanh thu tại Trung Quốc tăng 9% trong quý kết thúc vào ngày 30/6, chiếm khoảng 14% tổng doanh thu toàn cầu của công ty. CEO Bjorn Gulden tiết lộ, Adidas đang đẩy mạnh nỗ lực gia tăng thị phần tại Trung Quốc mỗi tháng, nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu địa phương.

“Nhiều trong số họ là các nhà sản xuất trực tiếp mở cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, tốc độ và giá trị mà họ mang lại cho người tiêu dùng khác với trước đây. Và chúng tôi đang cố gắng điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi đó”, ông Bjorn Gulden chia sẻ.

Thương hiệu giày thể thao Skechers chứng kiến tăng trưởng ổn định ở mức 3,4% tại Trung Quốc trong quý 2/2024 so với cùng kỳ năm trước. Giám đốc tài chính John Vandemore nhận định: "Skechers vẫn tin rằng Trung Quốc đang trên đà phục hồi. Chúng tôi kỳ vọng nửa cuối năm sẽ tốt hơn so với những gì chúng ta đã thấy cho đến nay, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi một cách thận trọng”.

Xem thêm

Đối mặt “bảng xếp hạng khốn khổ”, giới trẻ Trung Quốc muốn “làm con” toàn thời gian

Đối mặt “bảng xếp hạng khốn khổ”, giới trẻ Trung Quốc muốn “làm con” toàn thời gian

Tại Trung Quốc hiện có một danh sách với tên gọi “Bảng xếp hạng khốn khổ”, mô tả thực trạng khó khăn mà người dân ở nền kinh tế thứ 2 thế giới đang phải đối mặt. Và khi đứng trước các áp lực kinh tế, nhiều bạn trẻ đã chọn giải pháp "ở nhà làm con" như một cách tìm kiếm sự ổn định…

Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…