LVMH kiện ngược Tiffany & Co sau khi thoả thuận mua bán sụp đổ

Khi thương vụ mua bán trị giá 16,2 tỷ USD chấm dứt, các thương hiệu danh tiếng lại cùng “kéo nhau” ra toà.
LVMH kiện ngược Tiffany & Co sau khi thoả thuận mua bán sụp đổ

Chỉ một ngày sau khi Tiffany & Co khởi kiện LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ của Pháp cũng đáp trả lại bằng một vụ kiện ngược lại của chính mình. Trong phản hồi, LVMH cáo buộc Tiffany & Co vu khống, định hướng sai và quản lý yếu kém, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid-19. 

Thương vụ trị giá 16,2 tỷ USD đã sụp đổ sau khi LVMH thông báo về sự chậm trễ trong hoàn tất thoả thuận, có thể đẩy việc mua lại Tiffany đến năm sau, để tuân thủ các phê duyệt từ chính phủ Pháp. Do nhận thấy sự chậm chạp ( và có lẽ là một “chiêu thức” của LVMH để thương lượng được mức giá thấp hơn), Tiffany & Co đã nhanh tay khởi kiện LVMH tại Toà án Delawre (Mỹ) để buộc tập đoàn Pháp phải đưa ra hành động, thực hiện theo thoả thuận ban đầu. 

Tiffany buộc tội LVMH “cố tình sử dụng đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình đòi công lý xã hội ở Hoa Kỳ để tránh phải trả giá như đúng trong thoả thuận”. “Chúng tôi rất tiếc khi phải đi đến mức độ này nhưng LVMH không còn cách nào khác ngoài việc khởi kiện để bảo vệ công ty và cổ đông,” ông Roger N. Farah, chủ tịch HĐQT của Tiffany cho biết. 

LVMH phản pháo, phủ nhận cáo buộc trên và kiện ngược lại Tiffany & Co vì cho rằng hãng này quản lý kinh doanh quá yếu kém trong thời kỳ đại dịch và đang tìm cách bôi nhọ LVMH. “Tiffany đã không tuân theo quy trình kinh doanh thông thường, đặc biệt là trong việc phân phối cổ tức khi công ty làm ăn thua lỗ và hoạt động cũng như tổ chức công ty về cơ bản không còn nguyên vẹn. Kết quả nửa đầu năm và triển vong cho 2020 là rất đáng thất vọng, kém đáng kể so với các thương hiệu tương đương của Tập đoàn LVMH trong cùng kỳ.”

Nguồn: Hypebeast

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...