McDonald's bị kiện 10 tỷ đô la vì cáo buộc phân biệt chủng tộc

McDonald's Corp hiện đang bị hai công ty thuộc sở hữu của doanh nhân Byron Allen kiện với số tiền tỷ USD vì cáo buộc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phân biệt chủng tộc.

Đơn khiếu nại được gửi lên Tòa án Thượng thẩm Quận Los Angeles cho biết McDonald's đã vi phạm luật dân quyền của liên bang và tiểu bang thông qua “các định kiến và có hành động phân biệt ​​chủng tộc" trong việc phân bổ tiền quảng cáo.

Theo đơn khiếu nại, McDonald's có trụ sở tại Chicago đã từ chối quảng cáo với Allen's Entertainment Studios Networks và Weather Group thuộc sở hữu của doanh nhân Byron Allen. 

Đơn khiếu nại cũng nhắc đến việc người da đen chiếm khoảng 40% khách hàng của McDonald's, nhưng công ty chỉ dành có hơn 5 triệu USD trong ngân sách quảng cáo 1,6 tỷ USD vào năm 2019 cho các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của người da đen.

"McDonald's, giống như hầu hết các công ty Mỹ ngày nay, công khai cam kết tôn trọng và thúc đẩy sự đa dạng chủng tộc và hòa nhập cộng đồng, nhưng đây không gì khác ngoài một lời nói suông", đơn kiện cho biết.

Ông Byron Allen đã đâm đơn kiện vào cùng ngày mà McDonald's cho biết họ sẽ tăng chi tiêu quảng cáo quốc gia cho các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của người da đen lên 5% vào năm 2024, đồng thời chi tiêu nhiều hơn cho các nền tảng do người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á, phụ nữ và LGBTQ sở hữu.

Công ty đồng thời chia sẻ rằng họ sẽ "xem xét và có câu trả lời phù hợp" đối với vụ kiện của ông Allen.

Vào tháng 4, General Motors Corp đưa ra cam kết quảng cáo nhiều hơn với các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của người da đen, sau khi Byron Allen và các doanh nhân khác đăng tin cáo buộc nhà sản xuất ô tô thường phớt lờ những hãng truyền thông của họ. 

Từng là người viết truyện tranh nổi tiếng và dẫn chương trình truyền hình thực tế "Real People" của đài NBC, Byron Allen cũng đã kiện Comcast Corp 20 tỷ USD vào năm 2015 vì từ chối thực hiện quảng cáo các kênh của ông. Tuy nhiên vị doanh nhân này đã chấp nhận hoà giải vào tháng 6, ba tháng sau khi Tòa án tối cao Hoa Kỳ đứng về phía Comcast trong việc yêu cầu Byron Allen phải chứng minh rõ mình và công ty bị phân biệt đối xử.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...