CEO McDonald’s vẫn nhận được 10,8 triệu USD tiền bổi thường trong “năm Covid thứ 2”

Giám đốc điều hành McDonald’s Chris Kempczinski đã nhận được hơn 10,8 triệu USD tiền bồi thường cho năm 2020.
CEO McDonald’s vẫn nhận được 10,8 triệu USD tiền bổi thường trong “năm Covid thứ 2”

Mặc dù McDonald’s đã bỏ lỡ nhiều mục tiêu hoạt động trong năm, những CEO Chris Kempczinski vẫn nhận được khoảng 10,8 triệu USD tiền bồi thường (compensation). 

Vào tháng 4/2020, “gã khổng lồ fast-food” tiết lộ, các giám đốc điều hành của họ sẽ cắt giảm lương của mình khi ngành công nghiệp nhà hàng chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19. Mức lương cơ bản của CEO Kempczinski đã cắt giảm một nửa xuống còn 963.500 USD, nhưng rồi lại được phục hồi vào tháng 10/2020 khi doanh số bán hàng của công ty phục hồi. Nếu không bị cắt giảm, mức lương cơ bản của ông Kempczinski là 1,25 triệu USD. 

Giống như hầu hết các giám đốc điều hành của các công ty giao dịch công khai, phần lớn thu nhập của ông Kempczinski không đến từ tiền lương. Phần thưởng cổ phiếu và quyền lựa chọn đã bổ sung thêm 9,5 triệu USD vào khoản bồi thường của vị CEO này cùng các quyền lợi khác, như sử dụng máy bay riêng của công ty, chiếm đến 383.000 USD.

Vị giám đốc điều hành của McDonald’s đã không nhận được bất kỳ khoản thưởng nào dựa trên hiệu suất, vì công ty không đạt được mục tiêu tăng trưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, doanh số bán hàng trên toàn hệ thống và doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng như kỳ vọng. Nếu không, ông Kempczinski có thể kiếm thêm được 4,25 triệu USD nữa. Tổng số tiền thưởng/bồi thường cho CEO của McDonald’svào năm 2019 lên tới 18 triệu đô la.

Mức lương năm 2020 của ông Kempczinski cao hơn 1,189 lần so với mức lương trung bình của nhân viên McDonald’s - những người chỉ kiếm được 9.124 USD vào năm ngoái, dựa trên ước tính của công ty. 

McDonald’s không phải là công ty duy nhất đối mặt với sự không hài lòng từ các cổ đông về mức lương cho các nhà điều hành. Cổ đông của Starbucks gần đây cũng đã từ chối kế hoạch tiền thưởng/bồi thường cho các CEO của chuỗi cà phê, mặc dù cuộc bỏ phiếu không có tính ràng buộc.

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...