McDonald’s tìm kiếm các giải pháp thay thế ống hút nhựa

McDonald’s đã bắt đầu thử nghiệm một loại nắp đậy không ống hút ở Hoa Kỳ như một phần trong nỗ lực nhằm hướng tới phát triển bền vững.

McDonald's đang thử nghiệm một loại nắp đậy mới không cần ống hút cho sản phẩm đồ uống lạnh tại một số thị trường chọn lọc như một phần trong nỗ lực để trở nên bền vững hơn với môi trường.

Nắp đậy mới của McDonald’s có mấu kéo giúp thức uống không bị bắn ra ngoài. Để uống từ nó, khách hàng phải kéo tab lại và nhét nó vào một lỗ nhỏ, khá giống với kiểu nắp “sippy cup” tại Starbucks đã được sử dụng trong ba năm qua.

Người phát ngôn của McDonald’s cho biết trong một tuyên bố: “Những chiếc nắp này giúp tối ưu hóa việc đóng gói của chúng tôi và loại bỏ việc sử dụng các loại nhựa nhỏ. Đây chỉ là một ví dụ trong số nhiều giải pháp mà chúng tôi đang xem xét như một phần trong cam kết toàn cầu nhằm giảm thiểu chất thải”.

ống hút

Theo trang web của McDonald's, tính đến năm 2021, khoảng 82,7% vật liệu đóng gói chính của họ đến từ các nguồn tái chế hoặc được chứng nhận. Chuỗi hiện đang hướng tới mục tiêu 100% vật liệu tái chế hoặc tái tạo vào cuối năm 2025.

Trong vài năm qua, các chuỗi thức ăn nhanh nói riêng đã cố gắng tìm ra cách để chuyển sang vật liệu thuần chay và giảm chất thải nhựa. Ống hút nhựa là một trong những yếu tố gây gia tăng ô nhiễm đại dương và gây hại cho động vật hoang dã biển.

Vào năm 2018, McDonald's cũng đã đặt mục tiêu là giảm 36% lượng khí thải nhà kính từ các văn phòng và nhà hàng của mình trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2030. Vào năm 2021, chuỗi đã thay thế một số đồ chơi Happy Meal từ nhựa sang đồ chơi 3D làm bằng giấy.

Công ty chia sẻ: “Tham vọng của chúng tôi là giảm đáng kể nhựa trong đồ chơi Happy Meal và chuyển sang các vật liệu bền vững hơn vào cuối năm 2025. “Kể từ năm 2018, chúng tôi đã giảm 24,4% nhựa làm từ nhiên liệu hóa thạch nguyên chất trong đồ chơi Happy Meal trên toàn cầu và chúng tôi tiếp tục tìm nguồn nguyên liệu có thể tái tạo, tái chế hoặc được chứng nhận bền vững”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...