Giống như Starbucks và McDonald’s, Nga thay thế LEGO bằng một thương hiệu địa phương

Những món đồ chơi nhiều màu trên các kệ hàng ở Nga có thể trông rất quen thuộc. Nhưng logo LEGO đỏ và vàng nay đã biến mất, để được thay thế bằng Mir Kubikov, hay “World of Cubes”.
Giống như Starbucks và McDonald’s, Nga thay thế LEGO bằng một thương hiệu địa phương

Tập đoàn bán lẻ của Nga IRG đã công bố kế hoạch mở 65 cửa hàng mới trên 20 thành phố, để thay thế những cửa hàng mà tập đoàn này từng kinh doanh cho hãng sản xuất đồ chơi LEGO của Đan Mạch - thương hiệu đã rời khỏi Nga sau cuộc tấn công Ukraine của Điện Kremlin.

Đây không phải là công ty đầu tiên thử nghiệm với những cái tên mới kể từ khi một loạt các thương hiệu nổi tiếng của phương Tây đóng cửa các hoạt động của họ tại Nga do xung đột. Các nhà hàng cũ của McDonald's Corp đã mở cửa trở lại với tên gọi Vkusno & tochka, hay 'Tasty and that it', vào tháng 6, trong khi chủ sở hữu mới của các cửa hàng cà phê Starbucks đã thay đổi thành Stars Coffee.

Vào tháng 7, LEGO cho biết họ đã chấm dứt hợp đồng với IRG, đơn vị sở hữu và điều hành 81 cửa hàng thay mặt hãng. IRG (Tập đoàn bán lẻ Inventive) cho biết, các cửa hàng mới của họ sẽ bán các mặt hàng LEGO "được mua thông qua nhập khẩu song song và các nhà cung cấp“, cùng với các loại đồ chơi khác. “Chuỗi cửa hàng mới sẽ xuất hiện thay cho các cửa hàng LEGO chính hãng, nhưng LEGO sẽ vẫn nằm trong danh mục sản phẩm.

Về phía mình, LEGO cho biết họ không còn liên kết với IRG, đã không vận chuyển sản phẩm đến Nga kể từ tháng 3/2022 và không hỗ trợ hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán các sản phẩm LEGO vào Nga.

Các cửa hàng “World of Cubes” đã bắt đầu mở cửa và chuỗi đầy đủ sẽ hoạt động vào cuối tháng 10, IRG cho biết.

Ở một nơi khác, nhật báo Kommersant đưa tin rằng Dmitry Azarov, trước đây là chủ sở hữu phần lớn các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm Lush của Anh ở Nga, đã thành lập một công ty khác mang tên ‘List' và bắt đầu đăng ký nhãn hiệu với nhãn hiệu 'Relish' cho hàng hóa bao gồm mỹ phẩm, xà phòng và kem dưỡng da. “Lush không có bất kỳ liên hệ gì với dự án mới của Azarov,“ một phát ngôn viên cho biết, đồng thời gửi lời chúc thành công tới Azarov. Phía Azarov đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...