Một công ty đang gây ra sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Hà Lan về chính sách công nghệ của... Trung Quốc?

Hà Lan đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu nhờ vào công ty sản xuất ASML.
Hà Lan
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (bên trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Washington đang để mắt đến Hà Lan, một quốc gia châu Âu có thể nắm giữ chìa khóa cho tương lai của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến.

Hà Lan có dân số chỉ hơn 17 triệu người — nhưng cũng là quê hương của ASML - một “ngôi sao” của chuỗi cung ứng vật liệu bán dẫn toàn cầu. ASML tạo nên một cỗ máy sản xuất chip công nghệ cao mà Trung Quốc rất muốn tiếp cận.

Hoa Kỳ dường như đã thuyết phục Hà Lan tạm ngừng các chuyến hàng đến Trung Quốc vào lúc này, nhưng mối quan hệ dần rạn nứt khi người Hà Lan cân nhắc triển vọng kinh tế của họ nếu cắt đứt khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vai trò quan trọng của ASML

ASML, có trụ sở tại thị trấn Veldhoven (Hà Lan) không sản xuất chip. Thay vào đó, công ty sản xuất và bán các máy in khắc cực tím (EUV) trị giá 200 triệu USD cho các nhà sản xuất bán dẫn như TSMC của Đài Loan.

Những chiếc máy này là vô cùng thiết yếu để tạo ra những con chip tiên tiến nhất và ASML là công ty duy nhất trên toàn cầu sản xuất chúng. Điều này làm cho ASML trở thành một trong những công ty sản xuất thiết bị công nghệ quan trọng nhất trên thế giới.

Theo một phát ngôn viên của công ty, ASML đã không thể vận chuyển máy EUV đến Trung Quốc kể từ năm 2019 do nhiều hạn chế xuất khẩu của Hà Lan, nhưng dự đoán ​​“tác động trực tiếp của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kế hoạch vận chuyển tổng thể năm 2023 của ASML sẽ thay đổi”.

Hoa Kỳ lo lắng rằng nếu ASML vận chuyển máy móc đến Trung Quốc, các nhà sản xuất chip ở nước này có thể bắt đầu sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến, phục vụ cho việc phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quân sự và an ninh. 

Sức ép từ Hoa Kỳ

Sức ép của Hoa Kỳ đối với Hà Lan dường như đã bắt đầu từ năm 2018 dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump. Theo báo cáo của Reuters từ năm 2020, chính phủ Hà Lan đã rút giấy phép xuất khẩu máy EUV của ASML sang Trung Quốc sau khi chính phủ Hoa Kỳ vận động lobby. 

Dưới thời ông Trump, Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và giành ưu thế về công nghệ, với việc Washington cố gắng cắt đứt nguồn cung cấp công nghệ quan trọng cho các công ty Trung Quốc.

Huawei, “gã khổng lồ” viễn thông của Trung Quốc, phải đối mặt với các hạn chế xuất khẩu khiến họ không có đủ chip cần thiết để sản xuất điện thoại thông minh và các sản phẩm khác, làm tê liệt hoạt động kinh doanh di động của tập đoàn. Ông Donald Trump cũng sử dụng “danh sách đen xuất khẩu” để cắt đứt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC, khỏi lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ.

Và đến nay, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tiến thêm một bước nữa trong cuộc tấn công vào ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.

Vào tháng 10, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra các quy tắc sâu rộng yêu cầu các công ty phải xin giấy phép nếu họ muốn bán một số vật liệu bán dẫn máy tính tiên tiến hoặc thiết bị sản xuất có liên quan cho Trung Quốc.

Bản thân công ty ASML cũng đã yêu cầu nhân viên của mình tại Hoa Kỳ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc sau khi các quy tắc này được đưa ra.

Áp lực nói trên đã buộc Hà Lan phải tiếp tục tuân theo các quy tắc của Hoa Kỳ. Thứ trưởng Thương mại phụ trách công nghiệp và an ninh tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ Alan Estevez và Giám đốc cấp cao về công nghệ và an ninh quốc gia tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tarun Chhabra được cho là đã nói chuyện với các quan chức Hà Lan trong tháng này.

Những biện pháp kiểm soát đơn phương đối với các công ty Mỹ sẽ là vô ích theo quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ nếu Trung Quốc có thể tiếp cận một số loại máy móc từ ASML (Hà Lan) hoặc Tokyo Electron (Nhật Bản),” Pranay Kotasthane, chủ tịch chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila, nói với CNBC. “Do đó, chính phủ Hoa Kỳ muốn chuyển đổi các biện pháp kiểm soát đơn phương thành đa phương bằng cách thuyết phục các quốc gia như Hà Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia.”

Lập trường của Hà Lan

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã ca ngợi “sự đồng thuận của các bên trong cách tiếp cận với những thách thức mà Trung Quốc đặt ra,” đặc biệt là với Liên minh Châu Âu.

Tuy nhiên, Hà Lan lại đang có những suy nghĩ khác. 

Theo chia sẻ từ Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Phát triển của Hà Lan Liesje Schreinemacher, “Hà Lan đang cân nhắc lợi ích của chính mình, luôn đặt lợi ích an ninh quốc gia lên hàng đầu. Bên cạnh đó, rõ ràng lợi ích kinh tế cũng vô cùng quan trọng và yếu tố địa chính trị luôn đóng một vai trò nào đó trong toàn bộ viễn cảnh kinh tế”. Không dừng lại ở đây, bà Schreinemacher tiếp tục nhấn mạnh rằng "Bắc Kinh là một đối tác thương mại quan trọng.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…