Một năm khó khăn của thị trường chứng khoán Mỹ

Một năm đầy biến động vừa rồi đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ rực sắc đỏ.

2022 là năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ khi chỉ số cổ phiếu S&P 500 giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tại Mỹ, Fed đã tăng lãi suất bảy lần. Trên phạm vi toàn cầu, các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau nhiều năm để chống lạm phát.

Trong khi đó, xung đột Nga - Ukraine khiến nhiều nơi gặp khủng hoảng năng lượng. Đồng thời, sự đóng cửa của Trung Quốc để kiểm soát dịch bệnh dẫn đến chuỗi cung ứng đứt gãy và thị trường rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của các ngành trên thị trường chứng khoán Mỹ năm vừa rồi.

thị trường chứng khoán Mỹ

Nhìn vào hình ảnh minh họa ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lĩnh vực nào chiếm ưu thế trong năm vừa rồi. Trên thực tế, năng lượng là lĩnh vực duy nhất có kết quả tích cực, với hầu hết các cổ phiếu năng lượng lớn đều có mức tăng trưởng hai con số.

Đặc biệt, ExxonMobil đã có một năm đặc biệt thành công với mức tăng trưởng kỷ lục lên đến hơn 80%. Lợi nhuận quý 3 kỷ lục của gã khổng lồ năng lượng này gần bằng với Apple và công ty được cho là đã đưa ra những khoản lương đáng mơ ước cho nhân viên của mình.

Trong khi đó, ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các công ty dược phẩm vốn hóa lớn đã xoay sở để duy trì sự vững vàng ngay cả khi thị trường suy yếu. Merck dẫn đầu với mức tăng trưởng dương 45% trong năm nay, với Novo Nordisk, AstraZeneca, AbbVie và Eli Lilly cũng đều đạt mức tăng trưởng hai con số.

Ngoài ra, trừ Boeing, các cổ phiếu của ngành quốc phòng và hàng không vũ trụ lớn đã nhận được kết quả tích cực hơn khi kết thúc năm 2022. Northrop Grumman đã chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào phân khúc hàng không vũ trụ của mình. Công ty sẽ bận rộn chế tạo tên lửa đẩy giúp đưa hơn 3.000 vệ tinh liên lạc của Amazon vào quỹ đạo trong những năm tới.

Ngược lại, lĩnh vực công nghệ, từ chất bán dẫn đến phần mềm, đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong năm ngoái. Apple là hãng thua lỗ lớn nhất trong năm khi mất 846 tỷ USD vốn hóa thị trường. Trong khi đó, Meta, hiện đang trong quá trình xây dựng tầm nhìn cho một “metaverse”, cũng chứng kiến một trong những đợt sụt giảm lớn nhất, làm giảm 464 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Đáng chú ý, sự sụp đổ của các giao dịch NFT và lớn nhất là sự sụp đổ của FTX đã gây ra thời kỳ khó khăn cho bất kỳ công ty nào chuyên về tiền điện tử. Mặc dù Coinbase chưa vướng phải phải tranh cãi lớn nào vào năm ngoái, nhưng cổ phiếu của nó vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm 86% trong năm.

Cùng với đó, năm 2022 đặt ra nhiều thách thức cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ. Bỏ qua các vấn đề kinh tế vĩ mô, việc có thể đưa các phương tiện mới ra khỏi dây chuyền lắp ráp đơn giản là một thách thức khi các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn.

Tesla đã tăng 40% số lượng giao hàng vào năm ngoái, nhưng điều đó không đủ để làm hài lòng các nhà đầu tư. Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này đã giảm mạnh kể từ tháng 9 và cuối cùng giảm 65% trong năm. Các công ty sản xuất xe điện thuần túy khác thậm chí còn chịu tác động nặng nề hơn. Rivian và Lucid đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn hơn 90% trong năm ngoái.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…