Trung Quốc: Đợt bùng phát Covid-19 mới làm tê liệt các nhà máy và cảng biển quan trọng

Theo dữ liệu Bản đồ nhiệt chuỗi cung ứng của CNBC (CNBC Supply Chain Heat Map), sự gia tăng số ca Covid-19 ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến việc các nhà máy hoàn thành đơn đặt hàng sản xuất.
bùng phát Covid-19

Các nhà quản lý hậu cần đang cảnh báo khách hàng rằng vì đợt bùng phát Covid-19 mới tại Trung Quốc mà các nhà máy không thể hoàn thành đơn đặt hàng đúng hẹn — ngay cả khi các đơn đặt hàng [của Hoa Kỳ] đã giảm 40% do nhu cầu yếu.

Với 1/2 hoặc thậm chí 3/4 lực lượng lao động bị nhiễm bệnh và không thể làm việc, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chưa thể hoạt động bình thường mà phải chấp nhận sản xuất ít hơn sản lượng tối ưu của họ,” công ty vận tải HLS có trụ sở tại Hồng Kông viết trong một báo cáo. “Việc lấy, xếp và dỡ container (vận tải đường bộ) cũng bị ảnh hưởng do tất cả các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tác động của đại dịch. Chúng tôi kỳ vọng sản lượng sẽ rất yếu sau Tết Nguyên đán vì nhiều nhà máy phải hoạt động chậm lại hay thậm chí hủy hoặc hoãn các đơn hàng cho nửa cuối tháng 1 và đầu tháng 2 vì tình hình dịch bệnh.

Theo lưu ý, ba cảng lớn trên khắp Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề về chuỗi cung ứng vì Covid-19.

Đối với cảng Thượng Hải, cảng container số một thế giới, báo cáo cảnh báo về tình hình hủy chuyến gia tăng khi nhiều nhà máy không thể hoạt động bình thường. Tương tự như cảng Thâm Quyến, cảng container lớn thứ tư trên thế giới và là thành phố có trụ sở của Apple. Thanh Đảo, cảng lớn thứ sáu trên thế giới, được báo cáo là có các nhà máy chỉ còn “1/4 lực lượng lao động làm việc và không thể đảm bảo sản xuất bình thường”.

Do tác động của Covid đối với vận tải đường bộ, MarineTraffic đang chứng kiến năng suất cảng ở Thượng Hải giảm sút. "Mặc dù Trung Quốc gần đây đã dỡ bỏ các hạn chế của chính sách zero Covid, nhưng tình trạng tắc nghẽn ở Thượng Hải dường như đã tăng lên khi dữ liệu của MarineTraffic cho thấy rằng trong tuần đầu tiên của năm 2023, sức tải trung bình TEU tàu chờ ngoài cảng là 321.989 TEU, đây là số lượng cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 4/2022,” Alex Charvalias, Trưởng nhóm Giám sát Khả năng Trực quan trong Quá cảnh Chuỗi Cung ứng tại MarineTraffic cho biết. “Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn ở Ninh Ba và Thanh Đảo cũng đang gia tăng, với ghi nhận 273.471 TEU và 277.467 TEU.

Sự tắc nghẽn kỷ lục là kết quả của việc lockdown bắt đầu vào ngày 28/3 tại Thượng Hải. Phải đến giữa tháng 6, thành phố mới mở cửa trở lại. Trong các đợt bùng phát trước đó, cảng Ninh Ba và Thanh Đảo được sử dụng làm phương án thay thế để tránh sự tắc nghẽn Thượng Hải có thể xảy ra sau đó. Theo báo cáo của HLS, Ninh Ba dự kiến ​​sẽ có số ca nhiễm cao nhất trong tuần này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…