Mua sắm hoảng loạn khi đại dịch tái bùng phát tại Mỹ: Giấy vệ sinh liên tục "cháy hàng"

Tại New York, California, lệnh giới nghiêm đã bắt đầu được áp dụng trở lại khiến người tiêu dùng phải vội vã “tranh giành” những nhu yếu phẩm quen thuộc.
Mua sắm hoảng loạn khi đại dịch tái bùng phát tại Mỹ: Giấy vệ sinh liên tục "cháy hàng"

Các kệ hàng giấy vệ sinh lại trở nên trống không khi đại dịch Covid-19 tái bùng phát và các lệnh giới nghiêm được áp dụng tại nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ. 

Walmart vào thứ Sáu (20/11) cho biết họ thấy các sản phẩm giấy vệ sinh và vật dụng làm sạch được một số cộng đồng người dân mua và tích trữ với tốc độ nhanh chóng mặt, đặc biệt là khi đại dịch đang bùng phát một cách vô cùng nguy hiểm. 

Tính đến chiều thứ Sáu, 22 tiểu bang tại Mỹ đã áp dụng các lệnh giới nghiêm và hạn chế mới nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus - dẫn đến tình trạng phát sinh một đợt mua sắm hoảng loạn mới từ người tiêu dùng, buộc các nhà bán lẻ lớn như Target và Kroger phải đưa ra giới hạn mua hàng. 

Nhiều người dân cho hay, giấy vệ sinh, khăn lau khử trùng … đã gần như cháy hàng tại các chuỗi bán lẻ như Walmart, Costco hay cửa hàng tạp hoá thuộc Cerberus Capital, Albertsons và Vons. 

Whitley Hatcher, 31 tuổi tại Tucson, Arizona chia sẻ: “Walmart hầu như không còn khăn lau Lysol, và giấy vệ sinh thì như thể ‘biến mất’.”

“Tuy nhiên, thật kỳ lạ là tại những nơi như Walgreens hay Dollar Tree, thì bạn lại có thể tìm được những thứ mình cần. Tôi nghĩ rằng người dân khi nhìn thấy các kệ hàng trống ở các cửa hàng lớn khiến họ bắt đầu mua sắm hoảng loạn. 

Tại Washington, ngoài giấy vệ sinh thì khăn giấy, khăn lau, găng tay và thịt hộp liên tục hết hàng. Và cuộc săn lùng giấy vệ sinh vẫn tiếp tục diễn ra ở California, nơi mà lệnh giới nghiệm được áp dụng đối với tất cả các cuộc tụ họp công cộng và hoạt động không thiết yếu. Những người mua hàng cho biết, giấy vệ sinh tại Fresno và Los Angeles đã hết sạch. Khác với nhiều nơi, San Diego lại chứng kiến xu hướng tích trữ kem của người dân. “Lối đi ở quầy đông lạnh gần như trống trơn, những bình sữa lớn đã gần hết. Và người tiêu dùng đã mua rất rất nhiều kem (ice cream).”

Charmin Procter & Gamble, nhà sản xuất giấy vệ sinh số 1 tại Hoa Kỳ, cho biết họ đang vận hành nhà máy của mình 24/7 để đáp ứng kịp nhu cầu. 

Trong vài tháng qua, các nhà bán lẻ đã phải thực hiện nhiều thay đổi lớn, ước tính là vô cùng tốn kém đối với chuỗi cung ứng của họ khi cố gắng để đáp ứng nhu cầu gia tăng đầy biến động. Trả lời một bài đăng phàn nàn về việc hết giấy vệ sinh và khắn giấy, Walmart cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực để bổ sung những mặt hàng thiết yếu nhanh nhất có thể cho mọi người.”

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...