Ông Biden nói “Tương lai của ba quốc gia, thậm chí cả thế giới phụ thuộc vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng, sẽ tồn tại và phát triển trong những thập kỷ tới, AUKUS sẽ đảm bảo mỗi quốc gia có những năng lực hiện đại nhất mà chúng ta cần”.
Tổng thống Biden nhấn mạnh, bước cụ thể đầu tiên trong việc duy trì và phát triển “khả năng quân sự đã cũ và những công nghệ quan trọng” là cung cấp cho Australia những tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử, nhưng được trang bị vũ khí thông thường.
Thủ tướng Anh Johnson phát biển: “Chỉ một số ít quốc gia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Đó là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào để có được khả năng đáng gờm này. Nhưng Úc là một trong những quốc gia bạn bè lâu đời nhất của chúng tôi, một quốc gia thân thiện, một nền dân chủ tương đồng và là một đối tác tự nhiên trong lĩnh vực an ninh Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương".
Cuộc họp báo trực tuyến của lãnh đạo Liên minh mới Mỹ, Anh, Úc (AUKUS) , tổng thống Mỹ phát biểu về sáng kiến an ninh mới.
6 quốc gia là Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh cùng sở hữu các tàu ngầm năng lượng nguyên tử mang vũ khí hạt nhân. Nếu dự án AUKUS thành công, Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng không sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Biden cho biết dự án sẽ bắt đầu với “thời gian tham vấn” 18 tháng giữa quân đội ba nước, với sự tham gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nhằm đảm bảo “tuân thủ đầy đủ” các nghĩa vụ theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) năm 1970.
Mặc dù Tổng thống Mỹ không đề cập đến Trung Quốc, tất cả các cuộc thảo luận về "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" đều cho thấy, liên minh mới của 3 nước là nhằm chống lại ai. Anh gần đây đã cùng với Mỹ cử chiến hạm tham gia các hoạt động “tự do hàng hải” trên Biển Đông, tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng của thế giới.
Được yêu cầu bình luận về thông báo này, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu cho biết các nước "không nên xây dựng các khối quân sự ngoại trừ, hay nhắm mục tiêu gây tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba. Đặc biệt, phương Tây nên rũ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và định kiến về ý thức hệ".
Washington đã đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của mình là “Indo-Pacific” từ năm 2018, nhằm thúc đẩy sự hợp tác của Ấn Độ trong vấn đề kiềm chế Trung Quốc. Ông Biden cũng đề cập đến việc Pháp - một đồng minh của NATO, cũng có sự hiện diện thường xuyên trong khu vực.
Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố một hiệp ước quốc phòng mới, được cho là AUKUS, với sự tham gia của Anh và Úc - theo hãng tin Politico, dẫn lời một quan chức Nhà Trắng giấu tên và một nhân viên quốc hội.
Hiệp ước quốc phòng mới này sẽ tập trung vào việc chia sẻ thông tin trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, khả năng tấn công tầm xa và thậm chí cả cơ sở hạ tầng phòng thủ vũ khí hạt nhân.
Mỹ và Trung Quốc thường cáo buộc nhau làm gia tăng căng thẳng và thực hiện các hành vi khiêu khích trong khu vực bằng các cuộc diễn tập hải quân. Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện cái gọi là sứ mệnh "tự do hàng hải", điều tàu chiến đi sát vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền”. Bắc Kinh coi là đó hành động khiêu khích quân sự.
Ngược lại, Washington cáo buộc Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng bằng các lực lượng thực thi pháp luật biển Trung Quốc quân sự. Không quân Hải quân Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập trên các khu vực gần Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một phần không thể tách rời của quốc gia này.