Mỹ hạ thủy khinh hạm tuần biển USS Marinette (LCS-25) lớp Freedom

Hải quân Mỹ hạ thủy khinh hạm tuần biển USS Marinette (LCS-25), một chiến hạm tác chiến ven bờ lớp Freedom mới nhất.

Chiến hạm sẽ là tàu đầu tiên được đưa vào biên chế, và là tàu chiến thứ hai trong biên chế hải quân được mang tên Marinette, Wisconsin (nơi đóng chiến hạm này), chiếc kia là Marinette (YTB-791), một tàu kéo cho hạm đội lớp Natick.

Công ty Marinette Marine nhận được hợp đồng đóng hạm tàu này ngày 31/3/2016 tại xưởng đóng tàu ở Marinette, Wisconsin.

Đây là một chiến hạm mặt nước có tốc độ cao và cơ động nhanh chóng, LCS có được những tính năng chiến thuật cần thiết, khả năng cơ động linh hoạt để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong các lĩnh vực như tác chiến thủy lôi, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống các mục tiêu mặt nước.

Tàu được chế tạo với thiết kế mô-đun dành cho các nhóm nhiệm vụ khác nhau, có thể thay đổi nhanh chóng khi yêu cầu tác chiến thay đổi trong vùng chiến thuật.

Những nhóm nhiệm vụ này được hỗ trợ bởi các phân đội quân nhân, chuyên gia điều khiển các phương tiện có người lái và không người lái, nhóm các cảm biến khác nhau, thực hiện công tác đảm bảo cho các nhiệm vụ tác chiến thủy lôi, tác chiến chống ngầm và trên mặt biển.

Lớp Freedom được phát triển bởi một liên minh do Lockheed Martin thành lập với tư cách là "nhà thầu chính" và Fincantieri (thực hiện dự án) thông qua công ty con Marinette Marine (nhà đóng tàu) nhằm phát triển một lực lượng chiến hạm nhỏ, đa năng hoạt động trên vùng nước ven biển.

Lớp Freedom là một trong hai lớp chiến hạm của chương trình tàu chiến ven bờ, đóng cho Hải quân Mỹ.

Chiến hạm có thiết kế vỏ tàu bán phẳng bằng thép, cấu trúc thượng tầng bằng nhôm. Tàu có chiều dài 377 ft (115 m), lượng giãn nước 3.500 tấn, có thể đạt vận tốc 47 hải lý (87 km / h; 54 mph).

Thiết kế là kết hợp khung tàu lớn, có thể được cấu hình lại để cho phép các mô-đun nhiệm vụ có thể hoán đổi nhanh chóng, sàn đáp với hệ thống cất cánh, hạ cánh và thực hiện công tác kỹ thuật tích hợp cho trực thăng, khả năng hạ và thu xuồng máy từ cả phía đuôi và mạn tàu.

Sàn đáp (cất hạ cánh máy bay) lớn hơn một lần rưỡi so với tàu mặt nước tiêu chuẩn và sử dụng hệ thống vận chuyển Trigon để đưa trực thăng ra vào khoang chứa máy bay. Boong trước có khu vực lắp đặt  mô-đun, có thể được lắp đặt tháp pháo 57 mm hoặc bệ phóng tên lửa đa năng.

Một hệ thống phóng tên lửa Rolling Airframe được lắp đặt phía trên khoang chứa máy bay, thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm ngắn chống máy bay và tên lửa hành trình, các giá treo gắn súng tự động 50 cal được bố trí hai bên mạn tàu.

Tàu mặt nước không người lái lớp Fleet được thiết kế để có thể được phóng và thu hồi từ các chiến hạm Freedom. Thủy thủ đoàn trong biên chế 40 người, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên tàu và một lực lượng không quân bao gồm cả phi công, kỹ thuật viên trực thăng và các UAV, quân số khoảng 75 người.

Tự động hóa cho phép giảm thiểu đội ngũ thủy thủ, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, nhưng khối lượng công việc cũng vẫn "rất mệt mỏi". Trong quá trình thử nghiệm chiến hạm đầu tiên của lớp Freedom, hai thủy thủ đoàn của tàu sẽ luân phiên thực hiện các nhiệm vụ thử nghiệm, kéo dài 4 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…