Mỹ, NATO tiến hành cuộc diễn tập hải quân trên biển Baltic đối phó Nga

Ngày 09/08/2020, khoảng 3.000 quân nhân từ 19 quốc gia NATO và các nước châu Âu tham gia cuộc diễn tập hải quân BALTOPS thường niên trên Biển Baltic, nhằm đối phó với kẻ thù tiềm năng - Hải quân Nga.

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho các quân nhân, cuộc diễn tập BALTOPS 2020 sẽ chỉ được tiến hành trên biển. Đây là cuộc diễn tập BALTOPS lần thứ 49, sẽ kéo dài đến ngày 16 tháng 8, với sự tham gia của khoảng 30 chiến hạm và tàu ngầm, 30 máy bay chiến đấu không quân hải quân. Cuộc diễn tập chung sẽ thực hiện huấn luyện bao gồm các bài tập phòng không trên biển, tác chiến chống ngầm, phong tỏa hàng hải và rà phá thủy lôi.

Phát ngôn viên NATO, bà Oana Lungescu cho biết: “Biển Baltic có tầm quan trọng chiến lược quan trọng đối với Liên minh, là vùng nước của sáu quốc gia NATO và hai đối tác thân cận”. Bà nói thêm, "Chúng tôi hiện đang thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ các lực lượng vũ trang NATO chống lại cuộc khủng hoảng đại dịch, đồng thời duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu không bị suy giảm".

“BALTOPS là cuộc diễn tập nhằm mục đích cho NATO và các quốc gia đối tác thực hiện các hoạt động liên kết phối hợp, học hỏi lẫn nhau các kinh nghiệm và phương pháp tốt nhất để nâng cao khả năng đối phó với mọi tình huống trong thế giới thực” - phó Đô đốc Mỹ Lisa Franchetti, tư lệnh trưởng lực lượng tấn công và yểm trợ Hải quân NATO và là tư lệnh trưởng Hạm đội 6 Mỹ cho biết.

Lần đầu tiên, cuộc diễn tập của Lực lượng tấn công và hỗ trợ hải quân NATO (STRIKFORNATO) sẽ được chỉ huy, điều hành từ trên bờ, từ trung tâm chỉ huy Hải quân NATO ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Trung tâm Điều hành Không quân Liên hợp (CAOC) của NATO tại Uedem, Đức sẽ chỉ huy, điều hành tất cả các hoạt động diễn tập trên không.

Trung tướng Klaus Habersetzer, Tư lệnh CAOC cho biết: “Chúng tôi đang yểm trợ BALTOPS bằng phương pháp lên kế hoạch và điều phối các hoạt động diễn tập trên không, đồng bộ hóa các hoạt động huấn luyện chiến đấu trên không, trên biển với STRIKFORNATO và Hạm đội 6 Mỹ”. Các máy bay trinh sát, cảnh báo sớm AWACS của NATO cũng sẽ tham gia điều hành một số bài diễn tập huấn luyện từ trên không.

BALTOPS là các cuộc diễn tập trận lớn nhất trên Biển Baltic nhằm đối phó với các nguy cơ đến từ Nga. Quân đội các nước tham gia là: Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. BALTOPS (Chiến dịch Baltic) là cuộc diễn tập quân sự thường niên, được  lên kế hoạch, tổ chức và điều hành bởi Bộ Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ ở Châu Âu từ năm 1971 trên Biển Baltic và các khu vực xung quanh.

Năm chiến hạm tham gia diễn tập  BALTOPS 2020. Từ trái sang phải LVNS Tālivaldis (Latvia), ENS Sakala (Estonia), FGS Werra (Đức), ENS Wambola (Estonia), ORP Druzno (Ba Lan).

Tàu ENS WAMBOLA của Estonia ở Biển Baltic trong cuộc diễn tập BALTOPS 2020.

Thủy thủ đoàn từ LVNS Tālivaldis với ROV (phương tiện không người lái điều khiển từ xa) PAP 104 ,  robot lặn ngầm xác định và xử lý thủy lôi hoặc bom, mìn chưa nổ.

Tàu chỉ huy và kiểm soát lớp Blue Ridge USS Mount Whitney (LCC 20) phía trước là tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke USS Donald Cook (DDG 75), giữa là  khu trục hạng nhẹ lớp Halifax HMCS Fredericton của Hải quân Hoàng gia Canada (FFH 337) trong đội hình cuộc diễn tập  Baltic Operations (BALTOPS).

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…