Mỹ phát triển UAV có khả năng tác chiến không đối không

Cơ quan tuyệt mật chính phủ Mỹ, được gọi Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), đang phát triển phương tiện bay không người lái (UAV) phóng từ trên không mới, có khả năng tác chiến không đối không.

Theo thông cáo báo của DARPA, cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ đang bắt đầu chương trình LongShot, đặt mục tiêu phát triển một UAV phóng từ trên không, có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí không đối không.

Văn phòng quản lý chương trình đã trao hợp đồng cho General Atomics, Lockheed Martin và Northrop Grumman thiết kế giai đoạn sơ bộ. Mục tiêu đặt ra là phát triển thiết kế một UAV mới, mở rộng đáng kể phạm vi không chiến, tăng hiệu quả giải quyết nhiệm vụ và giảm rủi ro đối với các máy bay có người lái.

Những khái niệm về chiếm ưu thế trên không hiện nay phát triển trên cơ sở các máy bay chiến đấu có người lái tiên tiến, có khả năng xuyên qua hệ thống phòng không đối phương để thực hiện đòn tấn công đường không hiệu quả.

Đồ họa máy tính UAV không đối không chương trình Longshot

Chương trình LongShot sẽ tăng khả năng sống còn của các phương tiện bay có người lái bằng giải pháp cho phép máy bay tiến hành các hoạt động tác chiến trên phạm vi ngoài tầm tấn công của kẻ thù, sử dụng một UAV LongShot phóng từ trên không thu hẹp khoảng cách đến máy bay kẻ thù, để tấn công một cách hiệu quả bằng tên lửa không đối không.

“Chương trình LongShot thay đổi mô hình không chiến bằng cách sử dụng một phương tiện không người lái phóng từ trên không, có khả năng sử dụng các loại vũ khí không đối không hiện có và tiên tiến trong tương lai” - giám đốc chương trình Longshot của DARPA, Trung tá không quân Paul Calhoun - cho biết: "LongShot sẽ phá vỡ tiến trình truyền thống phát triển các vũ khí đường không bằng giải pháp cung cấp một phương tiện tấn công thay thế, tạo ra khả năng chiến đấu độc đáo và vượt trội".

Trong các giai đoạn phát triên sau của chương trình LongShot, DARPA và các đối tác sẽ chế tạo một thiết bị trình diễn thử nghiệm phóng từ trên không quy mô đầy đủ, có thể phóng tên lửa không đối không, có khả năng bay có điều khiển trước, trong và sau khi phóng đạn trong các điều kiện tác chiến sát thực tế chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?