Mỹ thử nghiệm bay tự do thành công vũ khí siêu âm phóng từ máy bay

Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA), phối hợp với Không quân Mỹ đã hoàn thành cuộc thử nghiệm bay tự do đối với nguyên mẫu tên lửa khí nén siêu thanh (HAWC).

Tên lửa siêu thanh, do Raytheon Technologies chế tạo, được phóng ra từ máy bay – phương tiện mang vài giây trước khi động cơ phản lực dòng khí thẳng của Northrop Grumman (động cơ phản lực đốt dòng khí thẳng siêu thanh) khởi động.

Đầu đạn HAWC hoạt động hiệu quả nhất trong bầu khí quyển giàu oxy, có tốc độ và khả năng cơ động cao, gây khó khăn cho phát hiện kịp thời.

Đầu đạn có thể tấn công mục tiêu nhanh chóng nếu so với tên lửa cận âm và có động năng phá hủy rất lớn, ngay cả khi không có chất nổ mạnh.

Động cơ nén không khí, trộn với nhiên liệu hydrocacbon và đốt cháy hỗn hợp khí chuyển động nhanh, đẩy đầu đạn tên lửa bay với tốc độ lớn hơn Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).

Andrew “Tippy” Knoedler, giám đốc chương trình HAWC tại Văn phòng Công nghệ Chiến thuật của DARPA, cho biết: “Cuộc thử nghiệm bay tự do của HAWC là một minh chứng thành công về khả năng biến tên lửa hành trình siêu thanh trở thành vũ khí hiệu quả cao cho quân đội Mỹ. Thành công này tiến một bước gần hơn đến việc chuyển đổi HAWC sang một chương trình mới, phát triển vũ khí thế hệ tiếp theo cho quân đội Mỹ”.

“Chuyến bay tự do thử nghiệm thành công của HAWC là kết quả của nhiều năm hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng, có mục đích hoàn thành một nhiệm vụ chiến lược rất khó khăn” - ông Knoedler nói thêm.

“Chuyến bay lịch sử này sẽ không thể thành công nếu không có sự cống hiến của ngành công nghiệp, Không lực Mỹ, các chuyên gia, phi công bay thử nghiệm của Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ đã kiên trì vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu đặt ra”.

Nhóm chương trình HAWC có kế hoạch tiến hành các cuộc thử nghiệm bay, giải quyết ba thách thức công nghệ quan trọng của chương trình - tính khả thi, hiệu quả và giá thành hợp lý của phương tiện bay siêu âm.

Các mục tiêu của nhiệm vụ là: tích hợp và trình tự giải phóng phương tiện bay khỏi máy bay, tách thiết bị an toàn khỏi máy bay mang - phóng, khởi động và tăng tốc tên lửa đẩy, tách tên lửa đẩy và khởi động động cơ phản lực khí nén hành trình của đầu đạn siêu thanh.

Tất cả các mục tiêu thử nghiệm đã đạt được. Thành tựu này là kết quả kinh nghiệm của các dự án phương tiện bay động cơ phản lực dòng khí thẳng, bao gồm UAV X-30 của Chương trình Không gian Quốc gia, các chuyến bay của UAV X-43 của NASA và UAV X-51 của Không quân.

Dữ liệu chuyến bay thử nghiệm của HAWC giúp tính toán các thiết kế hệ thống với chi phí hợp lý, cho phép chế tạo hàng loạt vũ khí siêu thanh trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…