Mỹ thử nghiệm tên lửa Israel cho trực thăng Apache nhằm chống lại Pantsir Nga

Quân đội Mỹ tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa mới, tăng khả năng tấn công tiêu diệt mục tiêu của trực thăng của AH-64E Apache lên đến 30 km (18,6 dặm) nhằm chống lại tổ hợp Pantsir – S1 của Nga.
Mỹ thử nghiệm tên lửa Israel cho trực thăng Apache nhằm chống lại Pantsir Nga

Tại thao trường Yuma ở Arizona, Đội bay cất cánh thẳng đứng đa chức năng của Bộ Chỉ huy quân đội tương lai (The Army Future Command's Future Vertical Lift Cross-Functional Team) thực hiện hàng loạt thử nghiệm với nội dung, trực thăng tấn công Apache sử dụng tên lửa chống tăng Spike Ngoài tầm nhìn (Non-Line-of-Vision - NLOS) do hãng Rafael của Israel sản xuất, để tiêu diệt  mục tiêu mô phỏng hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn - tầm trung Pantsir -1S của Nga.

Theo video diễn tập được công bố ngày 12.09.2019, trực thăng tấn công Apacher đã phóng 5 tên lửa do Israel sản xuất, các tên lửa đều bắn trúng mục tiêu giả định Pantsir -1S, đó là một xe thiết giáp gắn bảng, được coi là radar.

Theo thông tin từ Quân đội Mỹ, tên lửa chống tăng Spike NLOS nặng 71 kg (157 pound) cung cấp cho trực thăng tấn công khả năng cần thiết để tiêu diệt các mối đe dọa của kẻ thù trong những chiến dịch trên các chiến trường khác nhau trong tương lai, có thể tấn công nhiều mục tiêu trên khoảng cách từ 25 đến 30 km (15,5-18,6 dặm).

Tên lửa có đầu đạn tự dẫn quang ảnh tầm nhiệt, được sử dụng theo chế độ “bắn – quên” nhưng cũng có chế độ điều khiển sau khi phóng (LOAL( do có thêm một sợi cáp quang điều khiển từ tên lửa kết nối với máy bay, cho phép phi công hoa tiêu Apache có quyền kiểm soát và điều khiển tên lửa ngay cả sau khi phóng đạn vào mục tiêu.

Trả lời phỏng vấn của Defense News cuối tháng 8, Thiếu tướng Wally Rugen cho biết "Chúng tôi đã thực hiện một bài bắn rất phức tạp và khó trong thử nghiệm này". Những quân nhân tham dự cuộc thử nghiệm tại thao trường Yuma báo cáo, trong lần thử nghiệm đầu tiên, chiếc trực thăng Apache bay bên ngoài phạm vi tấn công hiệu quả của mục tiêu (tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần Pantsir và chỉ cao hơn vài trăm feet (hơn 100 m) so với chướng ngại vật (gò đồi) cao nhất trên sa mạc khi phóng tên lửa Spike NLOS.

Trực thăng tấn công Apache AH-64 thử nghiệm tên lửa Spike Israel

Nếu các thử nghiệm sát thực tế chiến đấu trong tương lai thành công, tên lửa Spike sẽ thay thế tên lửa chống tăng có điều khiển Hellfire - loại tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất của AH-64E hiện nay. Theo Business Insider, tên lửa Hellfire hiện có thể tấn công mục tiêu trên khoảng cách tới 7,5 dặm (12 km).

“Chúng tôi luôn luôn muốn có các đối thủ cạnh tranh. Tên lửa Spike đang được thử nghiệm tiếp tục thành công, đáp ứng những yêu cầu cao nhất của chúng tôi”, tướng Rug Rugen nói thêm để ám chỉ khả năng Quân đội Mỹ sẽ thông qua việc tiếp nhận tên lửa mà không cần thử nghiệm các loại tương đương. Mặc dù vây, ông cho rằng quân đội sẽ xem xét bổ sung một số khía cạnh về môi trường và khả năng gây lỗi kỹ thuật của toàn bộ hệ thống trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Công ty Hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel “Rafael Advanced Defense Systems” hiện đang sản xuất tên lửa Spike NLOS cho quân đội quốc gia này. Defense News cho biết, nếu Quân đội Mỹ quyết định sử dụng tên lửa này, Lockheed Martin, một đối tác quan trọng của công ty quốc phòng Israel, cũng sẽ được phép sản xuất tên lửa tại Troy, bang Alabama Mỹ.

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…