Nga dự chi 391 tỷ USD cho các dự án phát triển chiến lược

Nga tuyên bố kế hoạch chi trên 25.700 tỷ ruble (tương đương 391 tỷ USD) cho các dự án thuộc nhiều lĩnh vực phát triển chiến lược trong giai đoạn 2019-2024.
Nga dự chi 391 tỷ USD cho các dự án phát triển chiến lược

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một sự kiện ở Moskva ngày 26/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tuyên bố ngày 11/2, Chính phủ Nga khẳng định: "Các dự án quốc gia trên là nhằm đảm bảo sự phát triển đột phá về kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, nâng cao điều kiện sống của người dân, tạo ra các cơ hội và điều kiện cho sự phát triển tài năng và thể hiện khả năng của mỗi cá nhân".

Kế hoạch trên được công bố sau một sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hồi tháng 5/2018, theo đó vạch ra lộ trình phát triển cũng như đặt các mục tiêu cho phát triển quốc gia trong một loạt lĩnh vực đến năm 2024, bao gồm tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghệ.

Trong khoản chi trên, khoảng 13.200 tỷ ruble sẽ được trích ra từ ngân sách liên bang, 4.900 tỷ ruble lấy từ ngân sách địa phương, 7.500 tỷ ruble từ các nguồn vốn ngoài ngân sách bổ sung.

Chính phủ Nga dự định sử dụng 10.100 tỷ ruble (153,8 tỷ USD) trong 25.700 tỷ ruble trên để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án khác nhau, cũng như một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng toàn diện.

Ngoài ra, 9.900 tỷ ruble sẽ được dùng để tạo ra một môi trường sống tiện lợi cho người dân, bao gồm hệ thống đường sá, nhà ở và môi trường đô thị an toàn và chất lượng cao, cùng với các dự án sinh thái và sẽ dành khoảng 5.700 tỷ ruble để đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa.

Theo Phương Hoa/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...