Nga sẽ thử nghiệm vắc xin Sputnik V trên 40.000 tình nguyện viên

Vắc xin có tên gọi “Sputnik V” đã được các nhà chức trách Nga ca ngợi là an toàn và hiệu quả sau khi nhận được phê duyệt từ các cơ quan quản lý trong nước vào đầu tháng 8.
Nga sẽ thử nghiệm vắc xin Sputnik V trên 40.000 tình nguyện viên

Mới đây, đại diện chính phủ Nga đã đưa ra tuyên bố vắc xin ngừa Covid-19 của họ - vắc xin đầu tiên được phê duyệt trên toàn thế giới - sẽ sớm được thử nghiệm trên 40.000 tình nguyện viên để kiểm tra độ tin cậy của vắc xin. 

Sau khi đạt được phê duyệt vào đầu tháng 8, quá trình sản xuất toàn diện sẽ chính thức được bắt đầu vào tháng 9. 

“Để đạt được giấy chứng nhận đăng ký có điều kiện có nghĩa là chúng tôi có nghĩa vụ tiến hành một thử nghiệm lâm sàng mở rộng bổ sung. Và hiện tại, chúng tôi đã đồng ý về một kế hoạch với 40.000 người tham gia...,” ông Denis Logunov, phó giám đốc phụ trách công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya - nơi phát triển “Sputnik V” - cho biết trong một cuộc họp trực tuyến. 

Cho đến nay, hơn 22,4 triệu người đã nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới, với 788.356 ca tử vong có liên quan, theo dữ liệu từ ĐH Johns Hopkins. 

Tổ chức Y tế Thế giới thảo luận với Nga về “Sputnik V”

Những lo ngại về tính an toàn và độ tin cậy cảu Sputnik V xuất phát từ thực tế là loại vắc xin này mới chỉ trải qua các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II một cách nhanh chóng trên quy mô tương đối nhỏ. 

Các thử nghiệm giai đoạn III sẽ sớm được bắt đầu, nhưng Nga cho biết họ cũng dự kiến triển khai sản xuất vắc xin ngay trong tháng tới. 

Khi được hỏi về vắc xin Sputnik V trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Hans Kluge - giám đốc WHO khu vực châu Âu nhận xét: “Nhìn chung, tôi muốn nói rằng bất kỳ tiến bộ nào trong phát triển vắc xin đều là điều đáng khích lệ. Nga là quốc gia có truyền thống lâu đời về phát triển và sử dụng vắc xin. Tuy nhiên, mọi loại vắc xin đề phải trải qua (và thông qua) các tiêu chuẩn khắt khe về hiệu quả và an toàn như nhau. Cuối cùng, chỉ có một cách duy nhất để đảm bảo điều đó - đó chính là thử nghiệm lâm sàng: Giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3.”

Bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao của WHO tại châu Âu đã xác nhận những buổi thảo luận trực tiếp với Nga về sự phát triển và tiềm năng của Sputnik V. “Mối quan tâm của chúng tôi về tính an toàn và hiệu quả không phải chỉ đối với vắc xin Nga, mà là đối với tất cả các loại vắc xin đang được phát triển. Chúng ta cần ghi nhớ rằng không thể ‘đi đường tắt’ đối với tính an toàn hay hiệu quả của vắc xin, và đó cũng chính là trọng tâm hàng đầu của tất cả các loại vắc xin.”

“Chúng tôi không gấp rút để phải đi đến một kết luận ngay lúc này. Chúng tôi, WHO, muốn dành thời gian để thực sự hiểu về vắc xin cũng như có được thông tin đầy đủ nhất có thể về các bước phát triển, thử nghiệm được thực hiện,” bà Smallwood nhấn mạnh. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…