Giới khoa học quốc tế hoài nghi vắc xin Covid-19 của Nga

Thông báo phê duyệt vắc xin chống Covid-19 mới đây của Nga sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm lâm sàng đã khiến các chuyên gia y tế thế giới hoài nghi.
Giới khoa học quốc tế hoài nghi vắc xin Covid-19 của Nga

Theo một số ý kiến quốc tế, là quốc gia tiên phong trong cuộc đua phát triển vắc xin Covid-19 toàn cầu nhưng Nga vẫn chưa tiến hành các thử nghiệm quy mô lớn để thu thập đủ dữ liệu chứng minh loại vắc xin này có công dụng toàn diện và đảm bảo an toàn. Điều này được các nhà dịch tễ học và chuyên gia bệnh truyền nhiễm trên thế giới cho rằng “quá liều lĩnh”. 

Ayfer Ali, chuyên gia nghiên cứu về thuốc của ĐH Kinh doanh Warwick (Anh) nhận xét: “Về cơ bản, Nga thực chất đang tiến hành một cuộc thử nghiệm quy mô lớn ở toàn dân.” Bà cho biết quyết định phê duyệt quá nhanh như vậy đồng nghĩa với việc chưa thể loại trừ hết mọi nguy cơ của tác dụng phụ tiềm ẩn. Tuy có thể hiếm xảy ra, nhưng lại vô cùng nguy hiểm. 

TT Nga Vladimir Putin cho biết vắc xin do Viện Gamaleya của Moscow phát triển là an toàn và chính con gái ông cũng đã được tiêm. “Tôi biết rằng nó hoạt động khá hiệu quả, giúp hình thành khả năng miễn dịch mạnh mẽ và tôi xin nhắc lại, nó đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra cần thiết,” TT Putin phát biểu trên truyền hình nhà nước. 

Francois Balloux, một chuyên gia tại Viện Di truyền học ĐH London gọi đây là “một quyết định liều lĩnh và dại dột” của Nga. “Việc tiêm chủng hàng loạt một loại vắc xin chưa được thử nghiệm toàn diện là phi đạp đức. Bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong chiến dịch tiêm chủng của Nga sẽ là thảm hoạ và có tác động tiêu cực tới sức khoẻ.”

Các chuyên gia nhận xét, việc thiếu dữ liệu được công bố về vắc xin của Nga - bao gồm cách sản xuất và chi tiết về độ an toàn, phản ứng miễn dịch cũng như liệu có thể hoàn toàn ngăn ngừa Covid-19 hay không - khiến các nhà khoa học, cơ quan y tế và công chúng như đang “lần mò trong bóng tối”. 

“Sẽ không thể biết liệu vắc xin của Nga có thực sự an toàn và hiệu quả hay không nếu học không công bố những tài liệu khoa học để cùng phân tích,” Keith Neal, chuyên gia về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại ĐH Nottingham (Anh) chia sẻ ý kiến.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...