Nga thêm lần bẽ bàng, tổ hợp Pantsir-S1 xuất khẩu cho UAE bị Mỹ "bắt sống" tại Libya

Ngày 28/1, The Times đưa tin, một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất bị "bắt sống" ở Libya đã được đưa đến căn cứ không quân của Mỹ ở Đức, trong một điệp vụ bí mật.

Hệ thống Pantsir-S1 này do Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cung cấp cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Các lực lượng dân quân vũ trang của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia (GNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chiếm được Pantsir-S1 vào ngày 18/5/2020, trong Căn cứ Không quân al-Watiya phía tây Libya.

Theo Times, hệ thống phòng không cuối cùng về tay Mohamad Bahrun, một lãnh chúa thân GNA, còn có tên gọi là “al-Far”. Bahrun có mối quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn lậu vũ khí và các nhóm Hồi giáo thánh chiến ở Trung Đông.

Times cho rằng, Bộ trưởng Nội vụ của GNA Fathi Bashagha đã gây áp lực buộc Bahrun bàn giao hệ thống Panstir-S1 cho Ankara, hệ thống này được đưa đến căn cứ do quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng ở căn cứ sân bay Zuwara, phía tây Tripoli.

Tháng 6 /2020, Mỹ bí mật vận chuyển hệ thống phòng không từ sân bay Zuwara đến căn cứ không quân Ramstein ở tây nam nước Đức. Hệ thống vũ khí này được vận chuyển trên máy bay vận tải quân sự siêu trọng C-17 Globalmaster.

Pantsir-S1 bị GNA với sự hỗ trợ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ ở Tripoli

Báo Times viết: “Chiến dịch được cho là xuất phát trong những lo ngại rằng tổ hợp tên lửa Pantsir S-1, có thể sẽ đến tay các nhóm Hồi giáo cực đoan hoặc những kẻ buôn lậu vũ khí ở quốc gia Bắc Phi đang có chiến tranh”.

Lầu Năm Góc cho rằng, hệ thống Panstir-S1 do LNA vận hành đã bắn hạ một trong những máy bay không người lái MQ-9 Reaper ở Libya cách đây ít lâu.

Tờ The Times cho rằng hệ thống "còn nguyên vẹn", nhưng các bức ảnh chụp được, từ Căn cứ Không quân al-Watiya cho thấy hệ thống bị hư hỏng nghiêm trọng và hầu như bị binh sĩ LNA bỏ rơi, không khai thác sử dụng.

Một 'quan chức Nga' giấu tên nói với tờ báo Anh rằng Matxcơva biết, Mỹ đang điều tra nghiên cứu, khám phá hệ thống này. Quan chức này cho biết chiến lợi phẩm này có giá trị tình báo hạn chế vì Mỹ có thể đã nghiên cứu các tổ hợp này ở UAE, quốc gia đồng minh thân cận của Washington. Có thể, các chuyên gia Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ cấu trúc phần cứng và các giải pháp kỹ thuật của Nga

Panstri-S1 bán cho UAE đều là phiên bản xuất khẩu của hệ thống vũ khí này và được chỉnh sửa theo yêu cầu khách hàng. Do đó, Nga không quan ngại về việc Mỹ sở hữu một nguyên mẫu Pantsir, đã được phép xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...