Nga tiến sát mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD

Chính phủ Nga hiện đã soạn thảo một kế hoạch loại bỏ đồng USD dựa trên đề xuất của lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) Andrey Kostin. Có thể, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ phê chuẩn đề xuất
Nga tiến sát mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD

Theo nguồn thạo tin, tham gia soạn thảo kế hoạch trên có Ngân hàng Trung ương Nga, VTB và các định chế tài chính lớn khác.

Mục đích của kế hoạch là xây dựng một cơ chế thuận lợi, cho phép doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng bất kỳ đồng tiền nào mà không chịu thiệt hại nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tạo điều kiện tối ưu cho các thanh toán bằng đồng nội tệ ruble.

Chính vì vậy, kế hoạch này vẫn không cấm các thanh toán bằng đồng USD và cũng không quy định biện pháp hạn chế hay trừng phạt nào. 

Tuy nhiên, các đối tác thương mại chính của Nga hiện là Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), do vậy Nga sẽ tăng dần các thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và đồng euro với hai đối tác trên.

Với các đối tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Nga sẽ sử dụng đồng ruble. Từ đó, Nga sẽ giảm dần các thanh toán bằng đồng USD.

Kế hoạch thoát khỏi đồng USD đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin âm thầm thực hiện trong mấy năm gần đây và vẻ như đang được triển khai khá thuận lợi.

Hiện, hơn 60% số tiền dự trữ toàn cầu và 80% các khoản thanh toán toàn cầu đều bằng đồng USD. Mỹ là nước duy nhất có quyền phủ quyết tại Quỹ Tiền tệ quốc tế - nhà cho vay toàn cầu hiện nay. 

Không chỉ mở rộng "sân" cho các đồng Euro hay Nhân dân tệ, Tổng thống Nga còn hướng đến nâng vị thế của một trong những loại "hàng hoá" có giá trị nhất hiện nay: "Vàng". 

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng gấp đôi tốc độ mua vàng, đưa lượng dự trữ vàng lên tới mức cao nhất kể từ khi ông Putin nắm quyền cách đây 17 năm.

Nga đã tăng gấp ba lượng dự trữ vàng, từ 600 tấn lên đến 1.800 tấn trong 10 năm qua và không có dấu hiệu cho thấy tốc độ bị giảm. Ngay cả khi giá dầu và lượng dầu dự trữ của Nga giảm sút khá nhiều vào năm 2015, Nga vẫn tiếp tục mua vàng.

Tích trữ vàng cũng chính là cách để Nga không bị cản trở trong hệ thống thanh toán quốc tế và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.

Bằng cách sử dụng đồng thời hai phương thức trên, Nga đang tiến dần đến đích của mục tiêu loại bỏ sức ảnh hưởng của đồng USD hay nói chính xác hơn là sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...