Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4, được triển khai trên quần đảo Kuril, là hệ thống phòng không nâng cấp hiện đại của lực lượng phòng không Nga - theo chuyên gia quân sự nổi tiếng Viktor Murakhovsky.
“Đây là hệ thống phòng không và tên lửa di động tiên tiến nhất hiện nay. Đây là hệ thống phòng không chiến trường, phát triển từ hệ thống phòng không S-300 với những nâng cấp phù hợp với môi trường tác chiến khắc nghiệp và đòi hỏi tính cơ động cao.
Vũ khí chính của hệ thống là hai tên lửa - 9M82M và 9M83M, tổ hợp này có khả năng bắn hạ các mục tiêu đường không trên khoảng cách lên đến 400 km và các mục tiêu đạn đạo, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung với xác suất tiêu diệt rất cao.
Hệ thống có thể theo dõi, bám sát hàng trăm mục tiêu và tiêu diệt hàng chục mục tiêu đồng thời. Tổ hợp hoạt động theo nguyên tắc "Một mục tiêu - một tên lửa".
Trước đó, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2 được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu trên đảo Iturup thuộc vùng Sakhalin. Giờ đây, biên giới và các cơ sở chiến lược của Nga được bảo vệ tốt hơn. Tư lệnh trưởng Quân khu phía Đông (VVO) Gennady Zhidko đã trực tiếp kiểm tra đến từng vị trí của các trắc thủ.
Hệ thống vũ khí được vận chuyển đến quần đảo Kuril trên một chặng đường dài. Với cần tám nghìn km đường sắt, sau đó tàu vận tải của Hạm đội Thái Bình Dương đã vận chuyển trên quãng đường 1,4 nghìn hải lý nữa từ Vladivostok.
Quân đội Nga đang tăng cường một cách có hệ thống lực lượng phòng thủ trên quần đảo Kuril. Các loại vũ khí mới nhất được chuyển đến quần đảo này và lực lượng đồn trú trên quần đảo cũng thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập.
Nhật Bản không thể chấp nhận được các diễn biến này và Tokyo thường xuyên đưa ra những phản đối các hành động của Nga trong khu vực.
Kênh truyền hình NHK đưa tin, Nội các Bộ trưởng Nhật Bản mạnh mẽ chỉ trích Moscow vì quyết định này.
“Các hệ thống phòng không được Nga triển khai tới những vùng lãnh thổ phía bắc (phần phía nam của quần đảo Kuril) hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chúng tôi về khu vực này. Đây là điều không thể chấp nhận được ” - chính phủ Nhật Bản cho biết.
Tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ mong muốn chấm dứt tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai. Tokyo luôn khẳng định, quần đảo Kuril là trở ngại chính cho việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai quốc gia.
Thủ tướng tiền nhiệm Shinzo Abe đã tích cực thúc đẩy cuộc đàm phán, tổ chức 27 cuộc gặp với tổng thống Nga trong nhiệm kỳ. Năm 2018, một thỏa thuận gần như đã đạt được ở Singapore để thông qua một tuyên bố chung, trong đó Nga cho phép chuyển giao có điều kiện hai đảo Habomai và Shikotan. Nhưng dưới sức ép của Mỹ với những vấn đề liên quan đến Lệnh trừng phạt Nga đã phá hủy hoàn toàn các nỗ lực của ông Abe và Nga cũng không còn ý định đảm phán với Nhật về quần đảo này.
Trước việc Nga tiếp tục tăng cường binh lực trên quần đảo Kuril, các nhà phân tích Trung Quốc kết luận, Nhật Bản không còn cơ hội giải quyết vấn đề quần đảo Kuril dưới bất cứ giải pháp nào, ngoại trừ phía Nga tự cho rằng cần phải giải quyết vấn đề Kuril và điều đó là bất khả thi.