Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên các lãi suất cơ bản, bất chấp lạm phát tăng

Hôm nay, ngày 18/1, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế.

Theo đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%. 

Đồng thời, Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng dự báo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (không bao gồm biến động giá cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống) trong tài khóa 2022 (kết thúc vào tháng 3/2023) thêm 0,1 điểm phần trăm lên 3%.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Nhật Bản đã tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đặt ra, đồng thời lạm phát trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhật Bản
Cuối tháng 12/2022, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra quyết định đầy bất ngờ khi tăng gấp đôi biên độ dao động lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm lên ±0,5%

Cụ thể, theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), trong tháng 11/2022, CPI cơ bản của Nhật Bản tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981. Và đây là tháng thứ 8 liên tiếp, chỉ số này ở trên mức mục tiêu 2% của BOJ.

Quyết định giữ nguyên các lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được các chuyên gia phân tích là do mặc dù CPI của Nhật Bản đang tăng mạnh trong những tháng gần đây, nhưng lạm phát do chi phí thúc đẩy này có thể sẽ không bền vững.

Đây là lý do khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự báo CPI cơ bản chỉ tăng 1,6% trong tài khóa 2023. Mức này đang thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với mục tiêu lạm phát của BOJ.

Trong khi, cuối tháng 12/2022, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra quyết định đầy bất ngờ khi tăng gấp đôi biên độ dao động lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm lên ±0,5%. Đây là một động thái mà nhiều nhà đầu tư coi là không khác gì việc BOJ tăng lãi suất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?