Ngành đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ dần suy thoái, không còn đặt kỳ vọng vào thị trường tỷ dân

Sự trượt dốc của ngành đồng hồ Thụy Sĩ dường như rõ rệt hơn so với sự suy thoái của toàn ngành hàng xa xỉ. Việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh khiến cho những người trong ngành không còn đặt kỳ vọng vào thị trường này…

3-3346.png

Vài ngày sau hội chợ triển lãm Watch & Wonders của Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ, một báo cáo được công bố chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ đã giảm 6,3% trong quý đầu tiên của năm 2024, tương đương giảm gần 419 triệu USD.

Trong tháng 3, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông sụt giảm nặng nề, giảm lần lượt 41,5% và 44,2%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành là Mỹ có mức giảm 6,5%. Giá trị xuất khẩu của toàn ngành đồng hồ Thụy Sĩ cũng đã chứng kiến mức giảm 16,1%.

DẦN SUY THOÁI

So với sự suy giảm của toàn ngành xa xỉ, sự trượt dốc của đồng hồ Thụy Sĩ rõ rệt hơn cả. Luca Solca, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng xa xỉ của Bernstein cho biết, xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ hiện tại không còn là thời kỳ "hưng phấn hậu covid-19", các kênh bán buôn sẽ dần giảm nhập hàng khi họ nhận thấy nhu cầu thị trường đang yếu đi.

Khi đại dịch covid-19 suy yếu, xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ tăng vọt, chạm mức kỷ lục 29,3 tỷ USD vào năm 2023, tăng 7,6% so với năm 2022. Một số chuyên gia cho rằng con số trên đã tạo ra những kỳ vọng không thực tế cho hoạt động xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ năm nay.

Rob Cordero, một chuyên gia về đồng hồ xa xỉ cho hay, mức kỷ lục trên là một mức cao trong cả thập kỷ qua, mặt khác không thể coi doanh số sụt giảm trong đầu năm nay là một cuộc đại khủng hoảng, điều này sẽ đe dọa đến các thương hiệu đồng hồ đã có uy tín.

Báo cáo của RBC Capital Markets đưa ra dự báo, ngành đồng hồ Thụy Sĩ có thể giảm 7% trong năm 2024, giai đoạn này được coi là giai đoạn “bão hòa” sau đại dịch.

Sự suy giảm của ngành đồng hồ Thụy Sĩ còn thể hiện rõ ở các phân khúc giá xuất khẩu. Theo báo cáo của RBC, trong năm 2023, ở phân khúc cao cấp, đồng hồ có giá trị xuất khẩu trên 3.300 USD là động lực tăng trưởng đáng kể, với xuất khẩu tăng giá trị 9,4% và chiếm 92% mức tăng trưởng của toàn ngành. Nhưng, trong năm 2024, RBC dự báo phân khúc cao cấp sẽ giảm giá trị 10%.

Không khá hơn, giá trị xuất khẩu ở phân khúc từ 500 đến 3.000 francs Thụy Sĩ được nhận định sẽ giảm 12%. Thậm chí, một số mẫu đồng hồ còn được dự báo giá trị xuất khẩu sẽ giảm tới mức chỉ gần bằng một nửa giá trị bán lẻ.

1-8254.png

Trong khi các phân khúc hầu hết đều cảm thấy khó khăn, điểm sáng duy nhất của thị trường đồng hồ Thụy Sĩ là phân khúc cao cấp nhất thị trường với giá trên 44.000 USD.

Có một mối nguy hiểm là các nhà sản xuất đồng hồ sẽ không “phanh đủ mạnh” và sẽ sản xuất nhiều đồng hồ trong năm 2024 hơn mức mà họ có thể bán được. Cùng với đó, những chiếc đồng hồ hoàn toàn mới đang được bán với giá thấp hơn 25% trên trang mua sắm điện tử đồng hồ xa xỉ Chrono24 sẽ trở nên khó chuyển giao hơn rất nhiều so với các đại lý bán trực tiếp.

Trong báo cáo của RBC, mức tồn kho trên thị trường trực tuyến Chrono24 đã tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 355.000 chiếc, mặc dù danh sách đồng hồ mới ra mắt chỉ tăng 3%.

KHÔNG CÒN KỲ VỌNG VÀO TRUNG QUỐC

Lý giải cho sự suy thoái này, nhiều người trong ngành đổ lỗi phần lớn cho việc xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ nhận định, tình hình kinh tế không chắc chắn ở Trung Quốc đã tạo nên sự bất an và ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Trong khi đó, các thị trường khác vẫn tích cực trong 3 tháng đầu tiên.

Người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ cho biết thêm, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu đồng hồ sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và UAE đều ghi nhận mức tăng trưởng thấp. Thị trường Trung Quốc suy yếu khiến cho xu hướng bị đảo ngược thành giảm.

4-1633.png

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ đã giảm đáng kể đơn đặt hàng của họ vì đang phải đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn. Các thương hiệu và nhà bán lẻ đồng hồ Thụy Sĩ đang lo lắng về tác động suy thoái kinh tế sẽ tạo nên văn hóa giảm giá.

Hơn nữa, tại thị trường chợ đen, nơi những người bán cần tiền gấp sẽ niêm yết giá những chiếc đồng hồ mới với mức giá giảm mạnh. Năm 2018, một số thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ đã buộc phải mua lại lượng hàng tồn kho chưa bán được để chống lại sự gia tăng của đồng hồ giảm giá trên thị trường chợ đen. Richemont được cho là đã tiêu hủy số đồng hồ trị giá gần 500 triệu euro vào thời điểm đó.

Oliver Muller, người sáng lập LuxeConsult đưa ra dự đoán, sẽ rất lâu để thị trường Trung Quốc quay trở lại mức tiêu dùng hàng xa xỉ đáng kinh ngạc ở trước thời kỳ covid-19.

Một báo cáo của Morgan Stanley phân tích, ngay cả trong một năm kỷ lục 2023, 15 trong số 50 công ty đồng hồ hàng đầu của Thụy Sĩ đã chứng kiến doanh thu sụt giảm, bao gồm Longines tại Swatch Group, IWC tại Richemont và TAG Heuer tại LVMH.

Các chuyên gia cho rằng ngành này sẽ được vực dậy bởi một số ít các thương hiệu mạnh như Rolex, Patek Philippe và Richard Mille. Các thương hiệu này có toàn quyền định giá đồng hồ để buộc tăng giá, điều này sẽ bù đắp cho sự thiếu tăng trưởng hữu cơ.

2-4086.png

Thị trường Ấn Độ là nơi có mức tăng về xuất khẩu trong quý đầu tiên cao nhất với 13,2%. Nhiều chuyên gia đặt kỳ vọng vào thị trường Ấn Độ thay vì thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Một hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội thương mại tự do châu Âu và Ấn Độ đã được ký kết vào tháng 3, làm giảm dần mức thuế nhập khẩu đối với đồng hồ Thụy Sĩ trong 7 năm tới.

Đứng trong tâm bão suy thoái, chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ tự tin nhận định, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ là một ngành có lịch sử hàng thế kỷ và đã “lão làng” khi trải qua những biến động kinh tế. Ông vô cùng lạc quan với sự phát triển của đồng hồ Thụy Sĩ trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dàn sao lớn “đổ bộ” Victoria’s Secret 2024

Dàn sao lớn “đổ bộ” Victoria’s Secret 2024

Show diễn thời trang nổi tiếng Victoria's Secret đã chính thức trở lại sau 5 năm “vắng bóng”, một lần nữa quy tụ sự xuất hiện của hàng loạt siêu mẫu và nghệ sĩ đình đám Hollywood…

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

"Cuộc đua" đồng hồ xa xỉ: Ngôi sao nào sở hữu chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới?

"Cuộc đua" đồng hồ xa xỉ: Ngôi sao nào sở hữu chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới?

Không chỉ là món đồ phụ kiện, đồng hồ còn là được giới thượng lưu coi như một biểu tượng thể hiện đẳng cấp. Do đó, rất nhiều ngôi sao hàng đầu như Cristiano Ronaldo, Jay-Z hay Jackie Chan đều không ngần ngại bỏ ra khoản tiền khổng lồ để sở hữu những chiếc đồng hồ độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân…

Những giá trị trường tồn

Những giá trị trường tồn

Đồng hồ xa xỉ có thể trên cổ tay người đeo đến hàng thập niên, thậm chí, tiếp tục qua tay chủ mới và có thể “ăn ở” cùng họ thêm hàng thập niên nữa...

Adidas Samba và Adidas Gazelle hiện là hai mẫu giày được "săn lùng" nhiều nhất trên thị trường

Adidas hái ra tiền khi Nike gặp khủng hoảng

Khi Nike ngày một chìm sâu trong bế tắc, Adidas lại đạt được doanh số bán hàng ấn tượng đồng thời ghi nhận lợi nhuận ròng cao nhất trong 3 năm nhờ thành công vượt trội của hai mẫu giày Samba và Gazelle…